|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Thí điểm đấu thầu dự án điện mặt trời trong năm 2020?

14:15 | 06/08/2019
Chia sẻ
Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) vừa có báo cáo về Dự thảo cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời.
Thí điểm đấu thầu dự án điện mặt trời trong năm 2020? - Ảnh 1.

Dự án điện mặt trời cần được phát triển hài hòa, đồng bộ với hệ thống truyền tải. Ảnh: Nguyễn Thanh

Theo đó, sau khi Bộ Công Thương báo cáo, Văn phòng Chính phủ báo cáo và các ý kiến tại cuộc họp, Thủ tướng Chính phủ đã kết luận: Sau khoảng 2 năm thực hiện Quyết định 11/2017/QĐ-TTg về khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam, đến nay đã đạt được một số kết quả tốt. 

Đó là đã thu hút đầu tư và đưa vào vận hành 84 dự án điện mặt trời với tổng công suất khoảng 4.500 MW, góp phần cung ứng, bổ sung nguồn điện sạch cho hệ thống điện Việt Nam.

Tuy nhiên, cơ chế này cũng đã bộc lộ một số nhược điểm như giá mua điện vẫn cao hơn giá bán lẻ điện, phát triển quá ồ ạt dẫn đến khó khăn trong giải tỏa công suất.

Đối với dự thảo này, Bộ Công Thương cần lưu ý: Xem xét phát triển ĐMT với cơ cấu hợp lý, phù hợp với việc phát triển lưới truyền tải, mức độ khuyến khích phù hợp đảm bảo hài hòa lợi ích Nhà nước, nhà đầu tư và người dân; cần khuyến khích ĐMT áp mái; không nên chia nhiều vùng, cần xem xét chia vùng phù hợp.

Cần sớm thực hiện cơ chế đấu thầu các dự án ĐMT, thực hiện thí điểm trong năm 2020 để hoàn thiện và thực hiện rộng rãi từ năm 2021, đảm bảo minh bạch, bám sát giá thị trường.

Bộ Công Thương phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tập trung nghiên cứu đề xuất cơ chế tư nhân tham gia đầu tư hệ thống truyền tải.

Liên quan tới vấn đề này, trả lời câu hỏi của báo chí tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ ngày 1/8, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết: “Bộ Công Thương hiện nay đang chỉnh sửa và thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của Thường trực Chính phủ và hạn đến ngày 15/9 sẽ phải trình lại Chính phủ và Thường trực Chính phủ. Sau khi có ý kiến chính thức của Chính phủ, chúng tôi sẽ thông báo rộng rãi”.

Trước đó, theo Dự thảo mới nhất của Bộ Công Thương, giá điện mặt trời sau ngày 30/6/2019 được bổ sung thêm phương án chia 2 vùng giá, bên cạnh phương án chia 4 vùng như dự thảo ban đầu.

Theo cách chia 2 vùng, tại vùng 1, giá điện mặt trời mái nhà là 8,38 cent/kWh (khoảng 1.916 đồng); 7,09 cent/kWh (tương đương 1.758 đồng) đối với dự án điện mặt trời mặt đất.

Tương tự, các mức giá tại vùng 2 (6 tỉnh có bức xạ tốt như Bình Thuận, Ninh Thuận...) lần lượt là 7,89 cent/kWh (khoảng 1.803 đồng) và 6,67 cent/kWh (1.525 đồng).

Dù bổ sung thêm phương án chia giá mua điện mặt trời thành 2 vùng như trên, nhưng trong dự thảo, Bộ Công Thương vẫn kiến nghị Chính phủ giữ nguyên phương án chia 4 vùng phát triển điện mặt trời với các mức giá tương ứng loại hình đầu tư (điện mặt trời mặt đất, áp mái, nổi...).

Cụ thể: Vùng 1 (vùng ít tiềm năng nhất, tập trung ở các tỉnh phía Bắc) có mức giá 2.102 đồng/kWh; vùng 2 là 1.809 đồng/kWh; vùng 3 là 1.620 đồng/kWh; vùng 4 - vùng có tiềm năng cao nhất (Ninh Thuận, Bình Thuận... ) có mức giá là 1.525 đồng/kWh.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng kiến nghị để một giá 9,35 cent (tương đương 2.156 đồng) một kWh cho các dự án điện mặt trời áp mái đến hết năm 2021.

Thanh Nguyễn

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.