|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Thành lập doanh nghiệp tại UAE: Thành lập doanh nghiệp bên ngoài FTZ

21:12 | 03/04/2021
Chia sẻ
Theo Luật về đầu tư và doanh nghiệp của UAE, hiện nay, có 5 loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoại được công nhận tại UAE, Thương vụ Việt Nam tại Tiểu vương quốc Arab cho hay.

FTZ là Khu Thương mại Tự do (Free Trade Zones) hay còn được biết tới là trong nội địa UAE.

Cụ thể, 5 loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoại được công nhận tại UAE gồm:

Đồ họa: TV

Đồ họa: TV

Ưu nhược điểm của một số mô hình doanh nghiệp

Limited Liability Company (LLC - công ty TNHH)

Đây là loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất, thường được các nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn. Dưới đây là một số đặc điểm của loại hình doanh nghiệp này:

- Vốn của LLC không được chào bán ra bên ngoài.

- Yêu cầu tối thiểu hai thành viên khi thành lập nhưng không được vượt quá 50 thành viên tham gia công ty.

- Thành viên của công ty có thể là cá nhân hoặc một công ty có thể trở thành thành viên của công ty.

- Thành viên của công ty sẽ không phải chịu trách nhiệm với các nghĩa vụ tài sản của công ty ngoài phạm vi số vốn được nêu trong Điều lệ của công ty.

Ưu điểm:

- Có thể tự mình quản lý công ty, không có sự can thiệp của những chủ thể khác như công ty cổ phần.

- Cơ cấu tổ chức công ty không phức tạp.

- Được phép đấu thầu các hợp đồng của Chính phủ.

- Được mở các văn phòng chi nhánh.

Nhược điểm:

- Khả năng huy động vốn hạn chế, do không phát hành cổ phiếu ra đại chúng.

Đồ họa: TV

Đồ họa: TV

Public Joint Stock Company (Public JSC - Công ty cổ phần đại chúng)

Đây là loại hình công ty mà vốn sẽ được chia ra làm nhiều phần bằng nhau và được chào bán ra công chúng (người sở hữu phần vốn sẽ được gọi là cổ đông). Những người sáng lập sẽ phải đăng ký mua 1 phần vốn. 

Một cổ đông sẽ chỉ phải chịu trách nhiệm với những nghĩa vụ tài sản của công ty dựa trên phần vốn mà họ sở hữu.

Ưu điểm:

- Khả năng huy động vốn lớn vì có thể được phát cổ phần ra ngoài công chúng.

- Dễ có được niềm tin của công chúng do có sự phát hành cổ phần ra bên ngoài.

- Cổ đông chịu trách nhiệm hữu hạn đối với nghĩa vụ tài sản của công ty.

- Phạm vi mở rộng kinh doanh lớn do số lượng cổ động trong công ty không giới hạn.

- Được phép phát hành trái phiếu.

Nhược điểm:

- Thủ tục thành lập kéo dài

- Sự chậm trễ trong việc ra những quyết định cấp bách do phải thông qua cuộc họp của Hội đồng cổ đông

- Khó khăn trong việc quản lý nội bộ khi công ty phát triển mở rộng.

- Cổ phiếu của người sáng lập không được tham gia giao dịch trong vòng hai năm.

Private Joint Stock Company (Private JSC - Công ty cổ phần tư nhân)

Đây là loại hình sở hữu ít nhất hai cổ đông nhưng không được vượt quá 200 người. Công ty cổ phần tư nhân thường phù hợp với những dự án lớn hoặc liên quan đến lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm.

Ưu điểm:

Vì đa số những quy định về công ty cổ phần tư nhân sẽ được áp dụng tương tự với công ty cổ phần đại chúng nên những ưu điểm của hai công ty này sẽ giống nhau.

Nhược điểm:

- Có mức sàn của vốn phát hành.

- Cổ phần không đăng ký công khai.

Ánh Dương