|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Tài xế công nghệ đồng loạt biểu tình trước ngày Uber IPO: Cơn giận của người lao động trong nền kinh tế gig

09:10 | 07/05/2019
Chia sẻ
Thông điệp của thành viên của Hiệp hội tài xế Taxi NewYork là: "Nền kinh tế gig (gig economy) khai thác kiệt quệ những người làm công như chúng tôi bằng cách bỏ qua các quyền lợi. Thực trạng này phải dừng lại. Uber là kẻ tồi tệ nhất trong nền kinh tế gig".

Theo Techcrunch, khi Uber công bố kế hoạch chào bán cổ phiếu công khai ra công chúng lần đầu tiên (IPO) vào 10/5, giới tài xế công nghệ lên kế hoạch biểu tình trước thời điểm đó một ngày.

Hiệp hội tài xế Taxi NewYork kêu gọi tài xế nước Mỹ đoàn kết với tài xế ở London bằng cachs đồng loạt tắt cả hai ứng dụng Uber và Lyft vào ngày 8/5, trong khung thời gian 7-9h sáng.

Thành viên của Hiệp hội tài xế Taxi NewYork  trong một thông cáo báo chí: "Trong tài liệu IPO, Uber cho biết tài xế sẽ không hài lòng bởi công ty dự kiến cắt các khoản ưu đãi. Chúng tôi không muốn tiền lương ở mức tối thiểu. Chúng tôi muốn Uber trả tiền cho chúng tôi, chứ không phải là các nhà đầu tư. Nền kinh tế gig (gig economy) khai thác kiệt quệ những người làm công như chúng tôi bằng cách bỏ qua các quyền lợi. Thực trạng này cần phải dừng lại. Uber là kẻ tồi tệ nhất trong nền kinh tế gig".

Tại San Francisco, giới tài xế đang tổ chức một cuộc biểu tình tại trụ sở Uber, sau đó tắt ứng dụng trong 12 giờ.

Tài xế công nghệ đồng loạt biểu tình trước ngày Uber IPO: Cơn giận của người lao động trong nền kinh tế gig   - Ảnh 1.

Những người phản đối Uber tuần hành trên phố ở Mỹ để thể hiện sự phản đối. Ảnh: Techcrunch.

Uber từng tuyên bố tài xế là cốt lõi dịch vụ của họ. Phát ngôn viên của Uber nói: "Chúng tôi không thể thành công nếu không cần họ, và hàng ngàn người đến để làm việc cho Uber mỗi ngày tập trung vào việc nâng cao trải nghiệm khách hàng. Chúng tôi sẽ tiếp tục nâng cao phúc lợi cho tài xế".

Shona Clarkson, một nhà hoạt động, ủng hộ các công nhân trong nền kinh tế gig phát biểu vào ngày mà Lyft IPO: "Đó là một ngày buồn. Thật khó để biết công ty kiếm hàng đống tiền khi những người tài xế còn phải đang bận tâm về tiền thuê nhà và hoá đơn y tế".

Thời điểm Lyft IPO, các tài xế của công ty cũng đã đình công ở San Francisco và San Diego. Một số tài xế muốn trở thành nhân viên W-2 của Lyft, và cũng có những người không ngại khi trở thành những người làm việc độc lập, tuy nhiên họ đều muốn có mức lương cao hơn, chính sách minh bạch về tiền lương, tiền hoa hồng, quyền lợi và tiếng nói của họ được chú ý.

Phát ngôn của Lyft nhận định: "Thu nhập hàng giờ của tài xế Lyf đã tăng trong hai năm qua và họ đã kiếm hơn 10 tỉ USD dựa vào ứng dụng. Hơn 75% tài xế lái xe dưới 10 giờ mỗi tuần như một công việc làm thêm. Trung bình, mỗi tài xế Lyft kiếm được hơn 20 USD/giờ".

Trên thực tế, theo ước tính của HSBC Holdings, thu nhập ròng (sau khi trừ chi phí) trung bình theo giờ của tài xế nước Mỹ vào khoảng 12 USD, cao hơn khoảng 67% so với mức lương tối thiểu của liên bang là 7,25 USD. Trong khi ở các nước đang phát triển, thu nhập của tài xế là bội số của mức lương tối thiểu. So sánh một cách tương quan, tài xế ở Mỹ có thu nhập ít ỏi hơn so với "đồng nghiệp" ở khu vực khác.

Khi IPO, cả Uber và Lyft đều đưa ra mức thưởng cho tài xế. Lyft đưa ra mức thưởng cho một số tài xế tối đa 10.000 USD, Uber cũng thưởng cho một số đối tác lên tới 40.000 USD.

Các tài xế Uber sẽ nhận được một trong 6 mức tiền gồm: 100 USD cho những người đã hoàn thành ít nhất 2.500 chuyến, 500 USD cho ít nhất 5.000 chuyến, 1.000 USD cho ít nhất 10.000 chuyến, 10.000 USD cho ít nhất 20.000 chuyến, 20.000 USD cho ít nhất 30.000 chuyến và tối đa là 40.000 USD cho tài xế đã hoàn thành ít nhất 40.000 chuyến xe.

Nhà hoạt động Clarkson nói: "Những người tài xế nhận thưởng từ Uber và Lyft mà tôi biết đều tỏ ra tức giận. Cả hai công ty đều đang PR tích cực để tỏ ra như đang đối xử tốt với tài xế". 

Tuệ An