|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Tác giả cuốn sách 'Đi chậm để lớn nhanh': Những doanh nghiệp nhỏ tăng trưởng quá nhanh có thể trở thành nạn nhân của chính nó

09:52 | 04/09/2018
Chia sẻ
 “Lần cuối cùng bạn có “khoảnh khắc 10.000 đô la” là lúc nào?” - khi Brent R.Tilson (tác giả cuốn sách “Đi chậm để lớn nhanh” xuất bản trên ForbesBooks) đưa ra câu hỏi đó với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, ông nhiều lần nhận được “một cái nhìn trống rỗng” với câu hỏi: “Khoảnh khắc 10.000 đô la là cái gì vậy?”.
 
tac gia cuon sach di cham de lon nhanh nhung doanh nghiep nho tang truong qua nhanh co the tro thanh nan nhan cua chinh no Bà Trần Uyên Phương ra mắt "Vượt lên người khổng lồ" - cuốn sách của tác giả VN đầu tiên được Forbes xuất bản tại Mỹ

Viết trên tờ Forbes, Brent Tilson cho rằng, khoảnh khắc 10.000 đô la là thời điểm mà người lãnh đạo đưa ra được một quyết định có khả năng tạo thêm 10.000 đô la lợi nhuận cho doanh nghiệp. Có thể, nó chỉ đơn giản là quyết định tăng giá bán sản phẩm hoặc thương lượng lại hợp đồng với nhà cung cấp. Và có thể, tại một doanh nghiệp nào đó, khoảnh khắc 10.000 đô la chính là quyết định thay đổi việc đào tạo nhân viên trong giao tiếp với khách hàng. Điều này dẫn đến sự tăng trưởng của doanh thu.

Câu hỏi của Tilson là một cách để chuyên gia này tư vấn cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp trong quá trình đưa ra các giải pháp cho hoạt động quản lý tại doanh nghiệp.

Xuất thân là một chuyên viên kế toán kiểm toán từng làm việc tại KPMG, Katz, Sapper & Miller ở Indianapolis, Brent Tilson bắt đầu sự nghiệp kinh doanh riêng vào năm 1992 bằng một công ty kế toán chuyên về bất động sản, sản xuất và bán lẻ, với số vốn vay từ ngân hàng nhờ thế chấp căn nhà của 2 vợ chồng.

tac gia cuon sach di cham de lon nhanh nhung doanh nghiep nho tang truong qua nhanh co the tro thanh nan nhan cua chinh no
Brent Tilson.

Ba năm sau, một cuộc trò chuyện đã châm ngòi cho ý tưởng đưa Tilson trở thành ông chủ của công ty nhân sự trị giá hàng triệu đô la như ngày nay. Một khách hàng hỏi liệu Tilson có thể xử lý chế độ lương cho hàng trăm khách hàng trị liệu vật lý của anh ta không.

"Khi anh ấy đi, tôi nghĩ rằng có lẽ những gì anh ấy nên làm là hãy để tôi trở thành chủ nhân của những khách hàng này", Tilson nhớ lại. “Anh ấy có thể ký hợp đồng với tôi và tôi sẽ đảm bảo việc xử lý các vấn đề về nhân sự được thực hiện, các khoản thuế được hoàn thành. Tôi sẽ đảm bảo tất cả những thứ mà anh ấy không giỏi để anh ấy có thể tập trung vào việc kinh doanh của mình”.

Công ty Tilson ra đời năm 1995 và giờ đây đã trở thành đơn vị chuyên cung cấp giải pháp nhân sự hoạt động trên 49 bang của nước Mỹ. Năm 2002, Brent Tilson đổi tên công ty thành Tilson HR để nhấn mạnh về các dịch vụ mà công ty đang phát triển. Hiện nay, Tilson cung cấp giải pháp nhân sự, công nghệ thông tin, quản lý rủi ro và các dịch vụ khác cho các doanh nghiệp cả lớn và nhỏ. Mục tiêu chính của công ty Tilson là hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ đối mặt với những thách thức trong việc giữ chân các tài năng hàng đầu, tuân theo luật pháp để duy trì lợi ích nhân viên nhưng với giá cả phải chăng.

Năm 2003, công ty được tạp chí Inc. công nhận là một trong 500 công ty tư nhân phát triển nhanh nhất trong cả nước trong ba năm liên tiếp. Tilson cũng giành danh hiệu doanh nhân Ernst & Young của năm 2000, 2001 và 2002. Và năm 2000, ông có mặt trong danh sách "40 Under 40" - một giải thưởng hàng năm do Tạp chí kinh doanh Indianapolis cho các nhà điều hành trẻ hàng đầu của Indiana.

Trong suốt sự nghiệp kinh doanh của mình, Tilson đã không ngừng tập trung vào việc cải thiện Hạt Johnson – nơi mà ông lớn lên ở Indianapolis. Tilson nói rằng sự quan tâm của ông đối với phúc lợi kinh tế, cơ sở hạ tầng, hoạt động thương mại của Hạt Johnson và các cộng đồng xung quanh là kết quả tất nhiên của việc ông gắn bó suốt đời với nơi này. Ông sinh ra tại đây, sống trong vòng bán kính 10 dặm xung quanh ngôi nhà của cha mẹ suốt từ khi ra ở riêng. Ông cảm thấy yêu vùng đất này vô cùng và hiểu tầm quan trọng của việc duy trì và phát triển cộng đồng doanh nghiệp song song với việc xây dựng các chiến lược phát triển kinh tế vững chắc (cơ sở hạ tầng, chất lượng cuộc sống, chính sách thuế…) để hỗ trợ sự tăng trưởng đó.

Derrick Christy - người sáng lập và là chủ tịch của Mortgage Corp, một khách hàng của Tilson, nói: “Brent có sự kết hợp độc đáo giữa sự hiểu biết về tài chính với nền tảng kế toán và kinh nghiệm giao tiếp từ việc thực sự là một doanh nghiệp. "Anh ấy tận dụng những thế mạnh đó trong kinh doanh của riêng mình và trong những gì anh ấy làm cho cộng đồng."

Tháng 4/2018, Brent Tilson cho ra đời cuốn sách “Đi chậm để lớn nhanh” được xuất bản bởi ForbesBooks. Trong cuốn sách này, Tilson cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp thấy những gì họ phải đối mặt khi điều hành doanh nghiệp trong chu kỳ phát triển theo đường cong hình chữ S. Việc sử dụng sáng tạo "Lifeline" của doanh nghiệp được kết hợp với Phương pháp "Quad 4", giúp các nhà lãnh đạo hiểu được cách họ doanh nghiệp đang hoạt động ngày hôm nay và tạo bản đồ đường cho tương lai.

Brent Tilson cho rằng, một doanh nghiệp nhỏ tăng trưởng nhanh chóng trở thành nạn nhân của sự thành công của chính nó. Sự không phù hợp mở rộng giữa quy mô và tổ chức có thể giết chết một doanh nghiệp tốt. Các nhà lãnh đạo thành công có thể tránh được số phận này bằng cách đi chậm, theo dõi sự điều hành của họ thông qua các chỉ số chính.

“Điều quan trọng là để đi chậm và thực sự hiểu được tình hình hiện tại của doanh nghiệp thì bạn phải thực hiện các thay đổi, điều chỉnh và cải tiến để chuẩn bị cho tương lai ― và sẵn sàng phát triển nhanh” – Tilson nói.

Cuốn sách “Đi chậm để lớn nhanh” do ForbesBooks xuất bản vào tháng 4/2018. Không chỉ là một cuốn sách cực kỳ hữu ích cho giới doanh nhân, các độc giả còn nhận xét “Đi chậm để lớn nhanh” thực sự hấp dẫn với cách kể chuyện đơn giản và lý thú, đến nỗi không thể đặt xuống một khi đã cầm lên.

Giáo sư Phillip T.Powell của đại học Kelly Indiana nói: “Thiên tài là khả năng đúc kết các khái niệm phức tạp thành những hành động đơn giản. Cuốn sách này đã làm được điều đó”.

PV

Chủ tịch Kinh Bắc: Thị trường bất động sản muốn ấm phải chờ sang năm
Theo ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT Kinh Bắc, thị trường bất động sản đến thời điểm này vẫn chưa ấm lên và có thể sẽ có dấu hiệu phục hồi theo hướng phát triển bền vững từ cuối năm nay.