|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Các doanh nghiệp đang tìm kiếm nhân viên tận tụy nên cân nhắc về những gì người tự kỷ có thể mang lại

17:48 | 19/09/2018
Chia sẻ
“Tất cả các doanh nghiệp đang tìm kiếm các nhân viên tận tụy nên cân nhắc kỹ về những gì người tự kỷ có thể mang lại cho tổ chức của họ.” – Tiến sỹ Molko khẳng định.
cac doanh nghiep dang tim kiem nhan vien tan tuy nen can nhac ve nhung gi nguoi tu ky co the mang lai Nhân viên Amazon bị nghi bán thông tin mật của người dùng

Thực tế không hoàn toàn như vậy, Tiến sĩ Ronit Molko - chuyên gia về vấn đề tự kỷ và chăm sóc sức khỏe hành vi – cho biết, những người tự kỷ sở hữu một góc nhìn khác biệt với những “người bình thường”. Họ có tài năng, kỹ năng độc đáo và có thể mang lại những lợi ích to lớn bất ngờ cho doanh nghiệp cũng như xã hội.

Tiết lộ bất ngờ và thú vị này được Molko chứng minh trong cuốn sách “Các vấn đề tự kỷ: Trao quyền cho các nhà đầu tư, nhà cung cấp và cộng đồng tự kỷ để thúc đẩy các dịch vụ tự kỷ”, xuất bản trên ForbesBooks hồi tháng 5 vừa qua.

“Tất cả các doanh nghiệp đang tìm kiếm các nhân viên tận tụy nên cân nhắc kỹ về những gì người tự kỷ có thể mang lại cho tổ chức của họ.” – Tiến sỹ Molko khẳng định.

cac doanh nghiep dang tim kiem nhan vien tan tuy nen can nhac ve nhung gi nguoi tu ky co the mang lai
Tiến sỹ Molko. Ảnh minh hoạ.

Minh chứng cho điều này là Microsoft. Vào năm 2015, Tập đoàn công nghệ hàng đầu này thông báo sẽ bắt đầu tuyển dụng nhiều người tự kỷ hơn. Phó chủ tịch công ty Mary Ellen Smith nói rằng: “Những người mắc chứng tự kỷ mang lại những điểm mạnh mà chúng ta cần ở Microsoft”.

Các tập đoàn lớn như SAP, Hewlett Packard, Ford, IBM và những công ty khác cũng nhận ra lợi thế cạnh tranh của sự “đa dạng hóa thần kinh” trong hệ thống nhân viên và sử dụng tài năng đặc biệt của các cá nhân mắc chứng tự kỷ. Những người này đã phát huy sự khác biệt về thần kinh và cải thiện hiệu quả của nơi làm việc một cách đáng ngạc nhiên.

Tuy nhiên, giống như những gì đã nói đến ở trên, người tự kỷ hiện nay thường phải đối mặt với sự kỳ thị bắt nguồn từ sự hiểu lầm và thiếu hiểu biết của người khác. Bên cạnh đó, thực tế, họ cũng thường có những biểu hiện lập dị, thiếu kỹ năng xã hội, khó biểu hiện cảm xúc. Những đặc điểm đó khiến họ gặp khó khăn trong vòng phỏng vấn xin việc cũng như duy trì vị trí hiện tại.

Và nỗ lực của Ronit Molko là xóa tan các định kiến này, dạy cho những người tự kỷ các kỹ năng cần thiết để sống cuộc sống độc lập hơn và thực hiện ước mơ của họ. Đối với cô, đó là một niềm đam mê thực sự, và thậm chí là một nhiệm vụ cô đặt ra cho cá nhân mình.

Tiến sỹ Ronit Molko là đồng sáng lập của Autism Spectrum Therapies Inc. – một trong những nhà cung cấp dịch vụ cho các vấn đề về tự kỷ lớn nhất ở California với doanh thu hàng năm hơn 40 triệu USD. Năm 2014, cô đã bán công ty này cho Learn It Systems, một công ty cổ phần tư nhân. Sau đó cô giữ vị trí Chủ tịch Công ty cung cấp dịch vụ cho các gia đình bị ảnh hưởng bởi chứng tự kỷ và khuyết tật phát triển cho đến đầu năm 2016.

Molko cho hay, những cá nhân có khuyết tật về thể chất hoặc tinh thần cũng mong muốn tất cả các điều tương tự như chúng ta đều muốn: Độc lập, việc làm, theo đuổi đam mê, và các mối quan hệ có ý nghĩa. Họ cũng muốn có quyền kiểm soát cuộc sống của chính mình, đưa ra quyết định về nơi họ sinh sống, người mà họ sống và cách họ dành thời gian. Molko cho rằng, đó những điều mà cộng đồng tự kỷ nên phấn đấu trong lâu dài.

Là chuyên gia trong lĩnh vực tự kỷ và dịch vụ chăm sóc sức khỏe, Molko còn được đánh giá là một doanh nhân có tầm nhìn chiến lược với cái đầu bùng nổ sáng kiến kinh doanh, đồng thời là một nhà điều hành năng động. Chính vì thế, không dừng lại ở những công việc liên quan đến cộng đồng người tự kỷ, Molko tạo ra các dịch vụ tư vấn về tự kỷ để giúp các doanh nghiệp có thể đa dạng hóa hệ thần kinh của chính doanh nghiệp, khai thác hiệu quả các nhân viên tự kỷ.

Trong một bài viết, vị tiến sỹ cho biết, gần 30 năm trước, có 04 trong số 10.000 trẻ em bị chẩn đoán mắc chứng tự kỷ. Ngày nay, con số đó đã tăng lên 01 em trong số 59 trẻ em được chọn mẫu. Theo Ronit Molko, hiện tượng tỷ lệ người tự kỷ gia tăng nhanh chóng trên toàn cầu, kết hợp với một ngành dịch vụ ngày càng tăng trưởng, đã dẫn đến một giai đoạn quan trọng trong sự phát triển của các dịch vụ tự kỷ.

“Mục tiêu của tôi là nâng cao hiệu quả hoạt động cho những cá nhân tự kỷ, thông báo cho xã hội về lý do tại sao chúng ta nên coi trọng, nắm lấy và hỗ trợ nhu cầu của họ, sau đó cung cấp cho nhà đầu tư một hướng dẫn để tạo ra tác động tích cực cũng như lợi nhuận mạnh mẽ." – Molko nói.

Năm 2018, Ronit Molko phát hành tác phẩm mới nhất của mình để nói về những vấn đề trên, mang tên: “Các vấn đề tự kỷ: Trao quyền cho các nhà đầu tư, nhà cung cấp và cộng đồng tự kỷ để thúc đẩy các dịch vụ tự kỷ”, được ForbesBooks xuất bản.

Trong cuốn sách, Tiến sĩ Molko giải thích chi tiết những can thiệp hiện tại về chứng tự kỷ, sự thiếu tập trung vào hiệu quả lâu dài, đang ảnh hưởng đến sự thành công của cá nhân và doanh nghiệp như thế nào. Molko xem xét tình trạng ngành công nghiệp tự kỷ hiện tại, chỉ ra những thất bại của nó và trả lời câu hỏi tại sao các nhà đầu tư sẽ có lợi nếu đầu tư vào thị trường này với các mục tiêu thích hợp. Cô khẳng định, cách đầu tư vào thị trường này có thể biến đổi cuộc sống cá nhân, gia đình và toàn bộ cộng đồng.

Cuốn sách “Autism Matters: Empowering Investors, Providers, and the Autism Community to Advance Autism Services” (Các vấn đề tự kỷ: Trao quyền cho các nhà đầu tư, nhà cung cấp và cộng đồng tự kỷ để thúc đẩy các dịch vụ tự kỷ) được ForbesBooks xuất bản vào tháng 5/2018. Một độc giả nhận xét rằng, cuốn sách này không có lớp đường ngọt ngào phủ bên ngoài, nó nói về các vấn đề và giải pháp khác nhau về thái độ và sự chăm sóc dành cho người tự kỷ. Đó là một cuốn sách quan trọng cho những người bị chứng tự kỷ đọc và cho những người yêu thương người ở đâu đó.

PV