Nhân viên Amazon bị nghi bán thông tin mật của người dùng
NHNN muốn hợp tác với Amazon về điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo, ngân hàng ảo |
Hôm 17/9, tập đoàn Amazon tuyên bố họ nghi ngờ một số nhân viên của tập đoàn tiết lộ thông tin mật cho những người bán hàng ở Trung Quốc, giúp họ gỡ những đánh giá không tốt về sản phẩm ra khỏi trang Amazon.com, theo Reuters.
Hành vi này - một dạng vi phạm chính sách của Amazon - đặc biệt phổ biến ở Trung Quốc vì số người bán ở đó đang tăng mạnh.
"Chúng tôi đề ra tiêu chuẩn đạo đức rất cao với nhân viên, và những người vi phạm tiêu chuẩn sẽ đối mặt với hình thức kỷ luật - bao gồm chấm dứt hợp đồng lao động, khả năng bị kiện và truy tố", người phát ngôn của Amazon nói với Reuters.
Những người trung gian cho nhân viên Amazon ở Thâm Quyến, Trung Quốc rao bán dữ liệu về doanh thu, địa chỉ email của những người đánh giá sản phẩm, cũng như dịch vụ xóa lời nhận xét tiêu cực về sản phẩm, khôi phục những tài khoản mà Amazon đã khóa. Người mua trả mức phí từ 80 tới hơn 2.000 USD để nhân viên Amazon thực hiện những việc đó, theo Wall Street Journal.
Một thiết bị bay tự động giao hàng của tập đoàn Amazon. |
Mua dữ liệu từ các doanh nghiệp thương mại điện tử để xóa những bình luận tiêu cực về sản phẩm trên chợ trực tuyến là hành vi khá phổ biến ở Trung Quốc. Người môi giới thường dùng ứng dụng nhắn tin WeChat để tiếp cận nhân viên Amazon.
Tập đoàn thương mại điện tử lớn nhất nước Mỹ cũng đang điều tra một số vụ việc liên quan tới nhân viên, bao gồm việc một số nhân viên ở Mỹ nhận những khoản tiền thù lao để phục vụ các yêu cầu của người bán hàng trên Amazon.
Khoảng một nửa số sản phẩm trên Amazon tới từ bên bán thứ ba, những người phải cạnh tranh với dịch vụ bán hàng của chính Amazon. Ngoài hàng vạn thương nhân nhỏ lẻ, nhiều tập đoàn lớn - như Debenhams và Clarks ở Anh - cũng bán hàng trên chợ điện tử lớn nhất nước Mỹ.
Quá trình điều tra nội bộ của Amazon bắt đầu từ hồi tháng 5, sau khi Eric Broussard, phó chủ tịch giám sát thị trường quốc tế của Amazon, nhận những lời phản hồi về hành vi mua dữ liệu ở Trung Quốc. Sau đó tập đoàn đã siết chặt quản lý ở đây.
Amazon tụt khỏi mốc vốn hóa 1.000 tỷ USD, để lại Apple 'cô đơn' trên đỉnh cao |