Phiên giao dịch tồi tệ ngay đầu tuần này trên Phố Wall đã khơi lại nhiều nỗi lo. Một mô hình của Ned Davis Research dự đoán khả năng suy thoái kinh tế toàn cầu là 98%.
Ông Steve Forbes, Chủ tịch của đế chế truyền thông Forbes Media, cho rằng các ngân hàng trung ương và chính phủ quá mải mê tăng lãi suất để hạ nhiệt lạm phát mà bỏ qua tầm quan trọng của việc duy trì đồng nội tệ ổn định.
Theo các nguồn tin, Chính phủ của Thủ tướng Italy Mario Draghi sẽ hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2023 xuống mức chỉ trên 0,5%, khi cuộc khủng hoảng năng lượng gây ra những khó khăn cho nền kinh tế lớn thứ ba Khu vực sử dụng đồng euro này.
Các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã đưa ra tín hiệu rõ ràng nhất rằng họ sẵn sàng chấp nhận suy thoái kinh tế như một sự đánh đổi cần thiết để giành lại quyền kiểm soát lạm phát.
Việc nâng lãi suất chuẩn lên trên 4% và giữ mức lãi suất này đến sau năm 2023 để ngăn chặn lạm phát cao và việc thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ sẽ còn kéo dài.
Từ Sydney tới Stockholm và Seattle, người mua nhà đang chùn tay khi các ngân hàng trung ương nâgn lãi suất với tốc độ cao nhất trong hàng thập kỷ. Trong khi đó, hàng triệu người đã vay tiền để mua nhà trong thời kỳ bùng nổ sau đại dịch đang đối mặt với những khoản thanh toán ngày càng lớn khi lãi suất cho vay biến động.
Một cựu thống đốc Fed nhấn mạnh, Chủ tịch Jerome Powell không nên mắc phải sai lầm mà người tiền nhiệm Paul Volcker từng gặp phải. Nếu không, cái giá mà Fed phải trả sẽ còn đau đớn và vất vả hơn nhiều.
Suy giảm dự trữ ngoại hối tại các nền kinh tế mới nổi đang hạn chế khả năng can thiệp vào thị trường để giải cứu đồng nội tệ của các ngân hàng trung ương châu Á.
Theo Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen, Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang hướng đến mục tiêu “hạ cánh mềm” cho nền kinh tế nước này - khi giảm dần lạm phát về mức 2% mà không gây suy thoái.
Cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Robert Rubin cho rằng dự báo xu hướng lạm phát là một việc làm lãng phí thời gian không cần thiết. Đồng thời, ông cũng lên tiếng cảnh báo về một cuộc suy thoái tiềm tàng vào năm tới.
Giá cước vận tải biển sụt giảm cho thấy thương mại toàn cầu đang chậm lại, và có thể là dấu hiệu của một cuộc suy thoái khi nhu cầu người tiêu dùng giảm bớt bởi chi phí sinh hoạt và lạm phát tăng cao.
Việc đồng bảng Anh giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1985 so với đồng USD đưa đến nhận định rằng đồng tiền này có thể giảm mạnh, kết thúc với sự sụp đổ lòng tin vào các tài sản của Anh và khủng hoảng cán cân thanh toán.
Trái ngược với những dự báo lạc quan về triển vọng kinh tế Nga, một báo cáo được soạn thảo cho cuộc họp kín của quan chức cấp cao lại vẽ ra bức tranh u ám.
Bà Lisa Cook cho rằng điều chỉnh tỷ lệ lãi suất về mức trung lập có thể là điều phù hợp trong thời gian tới, song quyết định cụ thể sẽ phụ thuộc vào các dữ liệu kinh tế mới.