Trong vài năm qua, hệ sinh thái startup Việt đã phát triển, trở thành một trong những khu vực thu hút vốn đầu tư mạo hiểm lớn bậc nhất Đông Nam Á. Những thành công trong việc tạo ra các kỳ lân như VNG, VNPay,... đã và đang giúp startup Việt thu hút thêm các nhân tài từ nước ngoài.
Trong năm 2022, Mỹ và Trung Quốc tiếp tục là hai cường quốc về lĩnh vực startup, chiếm tới hơn 77% số lượng kỳ lân (startup có định giá từ 1 tỷ USD trở lên) mới được tạo ra trên toàn cầu.
Theo báo cáo được Asia Nikkei tổng hợp, tổng số vốn mà các startup châu Á huy động được trong năm 2022 đã giảm sâu so với năm 2021, buộc các công ty khởi nghiệp phải hướng đến mục tiêu có lợi nhuận thay vì chạy theo chiến lược đốt tiền để mở rộng quy mô như trước.
Hệ sinh thái startup đã trải qua hai thái cực trái ngược nhau trong giai đoạn 2021 - 2022. Bước sang năm mới 2023, các chuyên gia nhận định đây là thời điểm để phân định "kẻ thắng, người thua" trong giới startup khi các phương pháp đánh giá mới xuất hiện.
Trong bối cảnh nền kinh tế vĩ mô toàn cầu đang ở trạng thái không chắc chắn vì nhiều vấn đề như lạm phát, tăng lãi suất,... các quỹ đầu tư mạo hiểm đang thận trọng hơn trong việc rót vốn vào các startup ở khu vực Đông Nam Á, nơi đa số startup vẫn chưa có lãi.
Chỉ vài năm trước, số lượng startup được định giá từ 1 tỷ USD trở lên (kỳ lân) đã tăng chóng mặt. Tuy nhiên, làn sóng bán tháo cổ phiếu công nghệ và rủi ro từ lạm phát, tăng lãi suất đã khiến nhiều "kỳ lân" sụp đổ trong năm 2022.
Sau quãng thời gian dễ dàng gọi vốn và đạt được những mức định giá cao kỷ lục trong hai năm đại dịch, các startup công nghệ đã bắt đầu cảm nhận được khó khăn trong năm 2022 khi giới đầu tư tỏ ra thận trọng hơn trong việc rót vốn.
Trong vài năm qua, Đông Nam Á đã chứng kiến số lượng startup công nghệ tăng vọt. Có không ít startup đã đạt được thành công và được định giá trở thành "kỳ lân".
Số lượng startup trên nhiều lĩnh vực như fintech, AI, healthtech, biotech, blockchain,... trên khắp Đông Nam Á đang tăng nhanh, được thúc đẩy bởi sự gia tăng tầng lớp trung lưu, dân số trẻ hiểu biết về internet và các gói hỗ trợ của chính phủ.
Glints, một startup tuyển dụng nhân tài ở Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung mới đây đã gọi vốn thành công 50 triệu USD từ một loạt các nhà đầu tư để mở rộng cơ sở cung cấp nhân tài sang Philippines.
Trong bối cảnh nhiều sinh viên Trung Quốc không tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp, họ đã chọn một con đường ngắn nhưng nhiều rủi ro hơn để dẫn đến thành công là startup trên thị trường cà phê.
Giám đốc tài chính của kỳ lân lớn nhất thế giới ByteDance mới đây đã bác bỏ kế hoạch IPO. Ông tiết lộ một phần nguyên nhân khiến công ty mẹ TikTok từ bỏ kế hoạch này là do một số mảng kinh doanh không đạt kỳ vọng.
Hàng loạt nhà đầu tư, bao gồm cả ngân hàng đầu tư nổi tiếng của Phố Wall là JPMorgan, cũng đã "việt vị" khi đầu tư vào một startup có tên Missfresh của Trung Quốc, đơn vị được thổi phồng giá trị quá mức khi thực hiện thành công hàng loạt vòng gọi vốn trước khi IPO vào năm 2021.
Tốc độ tăng trưởng số lượng kỳ lân châu Á trong năm 2022 đã giảm rõ rệt so với năm 2021, một phần đến từ việc các nhà đầu tư đang tìm kiếm các kênh an toàn hơn khi môi trường kinh tế vĩ mô biến động mạnh.
Những người sáng lập của các startup nổi tiếng tại Thung lũng Silicon gần đây đã bắt đầu đưa ra những quyết định từ nhiệm, lui về phía sau hoặc đảm nhận vai trò khác, đánh dấu một chăng đường mới cho những công ty này.