Thời của những 'kỳ lân' tỷ USD đã qua
9 năm trước, Aileen Lee, người sáng lập Cowboy Ventures, đã viết một chuyên mục giờ đã trở thành huyền thoại cho TechCrunch, lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ “kỳ lân” để mô tả các công ty trước khi IPO được đầu tư mạo hiểm và được định giá ít nhất 1 tỷ USD, theo Barron's.
Vào thời điểm đó, bà Lee đã liệt kê được 39 “kỳ lân”. Trong danh sách đó, có thể kể đến một số cái tên nổi bật như Facebook (hay bây giờ là Meta), LinkedIn (bây giờ là một phần của Microsoft), Twitter,…
Tuy nhiên, kể từ khi danh sách đó được công bố, một điều đáng chú ý đã xảy ra: Số lượng “kỳ lân” mới xuất hiện nhiều như nấm. CB Insights, công ty theo dõi dữ liệu startup toàn cầu, đã liệt kê gần 1.200 “kỳ lân” vào đầu tháng 10, bao gồm 55 decacorn (startup được định giá từ 10 tỷ USD trở lên) và ba hectocorn (startup được định giá từ 100 tỷ USD trở lên).
Đó là một sự bùng nổ đáng kinh ngạc. Hiện tại, thế giới có nhiều kỳ lân hơn số công ty định giá 1 tỷ USD được niêm yết trên Nasdaq và gần bằng số kỳ lân của 1.241 công ty có giá trị thị trường hơn 1 tỷ USD được giao dịch trên Sàn giao dịch chứng khoán New York.
Dù vậy, một điều đáng chú ý, nhóm “kỳ lân” này đã giảm đi. Làn sóng bán tháo cổ phiếu công nghệ đang khiến nhiều “kỳ lân” bị thoái trào, thậm chí một số đã sụp đổ. Danh sách của CB Insights hiện vẫn liệt kê một số “kỳ lân” như FTX hay BlockFi, nhưng thực tế các công ty tiền điện tử này đã phá sản.
Việc định giá các công ty tư nhân đang bị ảnh hưởng bởi làn sóng bán tháo cổ phiếu công nghệ từ đầu năm. Theo Barron’s, từ việc chịu áp lực bởi lãi suất tăng vọt và tâm lý sợ rủi ro ở Phố Wall, các nhà đầu tư đã gây ra đợt bán tháo công nghệ đã khiến Nasdaq Composite giảm 31% kể từ khi thị trường đạt đỉnh vào tháng 11/2021.
Định giá của “kỳ lân” không giống như định giá của các cổ phiếu giao dịch công khai. CB Insights thường dựa vào dữ liệu từ các vòng gọi gần nhất của mỗi công ty để đưa ra mức định giá.
Các startup được định giá từ 1 tỷ USD trở lên có thực sự xứng danh "kỳ lân?
CB Insights gần đây đã khảo sát hơn 2.000 nhà đầu tư mạo hiểm và hỏi: Có bao nhiêu trong số 1.200 “kỳ lân” vẫn xứng đáng với danh hiệu này? Theo đó, chỉ có khoảng 1/5 số người được hỏi cho biết ít nhất 75% trong số 1.200 “kỳ lân” kia vẫn xứng đáng với danh hiệu đó.
Khoảng 17% người được hỏi khác cho biết ở đâu đó trong khoảng từ 50% đến 75% trong số 1.200 startup vẫn xứng đáng với danh hiệu “kỳ lân”. Cuối cùng, những người khác cho rằng chỉ 1/4 đến 1/2 trong số 1.200 startup được CB Insights liệt kê thực sự có giá trị từ 1 tỷ USD trở lên.
Minh chứng rõ nhất cho sự sụp đổ của việc định giá công ty tư nhân đến từ Forge Global, công ty điều hành thị trường giao dịch chứng khóa thứ cấp trong các công ty được hỗ trợ bởi liên doanh trước đại chúng.
Giám đốc điều hành Forge Kelly Rodriques báo cáo rằng trong hai tháng đầu tiên của quý IV, giao dịch trung bình trên nền tảng đã được thực hiện với mức chiết khấu khoảng 50% so với vòng gọi vốn gần đây nhất. Hiểu một cách đơn giản, tất cả những công ty “1 tỷ USD” đó thực sự có thể chỉ đáng giá 500 triệu USD.
Rodriques nói rằng số lượng người bán trên nền tảng Forge tiếp tục nhiều hơn tổng số người mua quan tâm. Ông cũng cho biết trong khi “mọi người đang tìm kiếm đáy” trong định giá, ông vẫn chưa thấy bất kỳ dấu hiệu nào về điều đó.
Brian Lee, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu của CB Insights, chỉ ra rằng sự bùng nổ của thị trường đầu tư mạo hiểm diễn ra sau một năm “điên cuồng” vào năm 2021. Vào năm 2021, đã có 842 công ty đã huy động được ít nhất 100 triệu USD, cao hơn 153% so với năm 2020.
Lee và một số người khác hiểu biết về lĩnh vực nhận định rằng thế giới startup sẽ ngày càng có nhiều “thây ma kỳ lân” – những công ty có số tiền trong ngân hàng ngày càng cạn kiệt, không có con đường sinh lời rõ ràng và ít cơ hội huy động tiền mặt mới trên thị trường đại chúng hoặc tư nhân. Ông Lee chia sẻ rằng vào năm 2022, tổng nguồn vốn đầu tư mạo hiểm đã giảm xuống và số lượng cũng như quy mô trung bình của các giao dịch cũng giảm.
Trong một bài đăng trên blog cách đây vài tháng, Doug Clinton, đối tác của Loup, khẳng định rằng một nửa số “kỳ lân” hiện tại có khả năng sẽ không tồn tại. Clinton nói thêm rằng chúng ta đang ở trong “thời kỳ kỳ lạ, với rất nhiều công nghệ cũ kỹ đã được thổi phồng nhưng chưa có đột phá cụ thể như thực tế ảo, metaverse, Web3 và xe tự hành”.
Bên cạnh đó, ông cũng chỉ ra hai lĩnh vực tiềm năng, gồm AI và tái chế. Ông đánh giá cao Redwood Materials, một công ty được hỗ trợ bởi liên doanh được thành lập bởi JB Straubel, người đồng sáng lập Tesla. Redwood cũng nằm trong danh sách kỳ lân của CB Insights.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/