Kỳ lân châu Á bắt đầu cảm nhận sức ép từ xu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ toàn cầu
Các kỳ lân (thuật ngữ dùng để chỉ những startup được định giá từ 1 tỷ USD trở lên) của châu Á đang dần cảm nhận thấy sức ép từ xu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ toàn cầu khi các nhà đầu tư ngày càng tìm cách tránh các để tránh các kênh rủi ro, và số lượng công ty chưa niêm yết được định giá từ 1 tỷ USD trở lên cũng ngày càng ít đi, theo Asia Nikkei.
Khu vực châu Á có 321 kỳ lân tính đến cuối tháng 7. Con số này chiếm chưa tới 30% trong tổng số 1.178 kỳ lân trên toàn cầu, theo dữ liệu từ CB Insights. Số lượng kỳ lân ở châu Á ít hơn tại Mỹ, thị trường chiếm hơn một nửa tổng số kỳ lân trên toàn cầu, nhưng vẫn là một thị phần đáng kể. Dù vậy, nếu xem xét các xu hướng tăng trưởng trong năm qua, giới phân tích đã vẽ nên một bức tranh khá ảm đạm cho thị trường lớn này.
Các kỳ lân ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương đạt tổng giá trị 1.040 tỷ USD tính đến cuối tháng 7, tức trung bình mỗi công ty đạt giá trị khoảng 3,2 tỷ USD. Con số này gần như không đổi so với mức trung bình khoảng 3 tỷ USD khi được CB Insights đo lường vào tháng 9/2021, ngay cả khi số lượng công ty đã tăng gần 20%. Trong khi đó, tốc độ xuất hiện của các kỳ lân mới đã chậm lại rõ rệt, giảm một nửa so với cùng kỳ năm ngoái xuống còn 15 trong quý II.
Mức định giá trung bình cũng giảm ở một số quốc gia nhất định. Chẳng hạn, tại Ấn Độ, quốc gia có 69 kỳ lân, nhiều thứ hai châu Á, chỉ đứng sau Trung Quốc, đã chứng kiến mức định giá trung bình đã giảm xuống từ 3,3 tỷ USD vào tháng 9 năm trước xuống còn 2,9 tỷ USD vào tháng 7. Lợi nhuận thu được từ những tên tuổi lớn như công ty công nghệ giáo dục Byju, đã tăng khoảng 40% lên 22 tỷ USD, vượt trội hơn so với sự gia tăng của các kỳ lân nhỏ hơn. Các mô hình tương tự cũng được thấy ở Singapore và Hàn Quốc.
Trung Quốc, quê hương của 173 kỳ lân, đã chứng kiến mức tăng trung bình lên 3,8 tỷ USD, phần lớn nhờ vào sự tăng trưởng của các công ty tư nhân lớn nhất. Nhà bán lẻ điện tử thời trang nhanh Shein, công ty đã xây dựng cơ sở khách hàng mở rộng sang châu Âu, Mỹ và Trung Đông, đã chứng kiến giá trị của doanh nghiệp tăng gấp 6 lần lên 100 tỷ USD. Tuy nhiên, những trường hợp tương tự Shein là điều đặc biệt khan hiếm.
Số lượng kỳ lân mới được tạo ra mỗi quý đã giảm từ hơn 30 vào giai đoạn cuối năm 2021 xuống dưới 20, bao gồm Coda Payments của Singapore và công ty thương mại điện tử Bucketplace của Hàn Quốc, vào năm 2022. Tốc độ này vẫn chưa có dấu hiệu tăng lên trong tháng 7.
Startup khó gọi vốn
Môi trường kinh tế vĩ mô biến động, khiến việc gọi vốn trở nên khó khăn hơn là một trong những yếu tố chính dẫn tới sự thay đổi này của thị trường startup châu Á.
Các startup trước đây có thể gọi vốn một cách dễ dàng, qua đó dư thừa lượng tiền mặt, thúc đẩy việc định giá thường bị tăng cao quá mức so với giá trị thực sự của các công ty. Một nguồn tin trong ngành đầu tư mạo hiểm cho biết: “Việc tạo ra các kỳ lân đã trở thành mục tiêu của các nhà đầu tư và doanh nhân”.
Giờ đây, với việc Mỹ và nhiều ngân hàng trung ương khác tăng lãi suất, các nhà đầu tư đang có cách tiếp cận thận trọng hơn, điều này có thể dẫn đến sự cạnh tranh nhiều hơn giữa các công ty khởi nghiệp để giảm lượng tiền mặt.
Việc gia tăng số lượng kỳ lân cũng nên coi như “muối bỏ bể”, vì gần đây đã xuất hiện những lo ngại cho rằng sự sụt giảm của thị trường chào bán lần đầu ra công chúng đang thúc (IPO) đã đẩy các startup ưu tiên giữ trạng thái công ty tư nhân hơn là việc niêm yết.
Các startup ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã huy động được 50,9 tỷ USD sau 393 đợt IPO trong nửa đầu năm nay, tương ứng với mức giảm 40% và 32%. Các công ty ít có khả năng đạt được mức định giá mà họ mong muốn trong những điều kiện hỗn loạn như vậy và các cổ đông hiện hữu có thể không thu hồi được vốn đầu tư của họ.
Bất chấp thị trường startup đang hạ nhiệt, các nhà đầu tư vẫn kỳ vọng châu Á, một trong số ít khu vực có triển vọng tăng trưởng kinh tế vững chắc nhờ dân số tăng, sẽ tiếp tục sản sinh ra một lượng kỳ lân ổn định.
Shun Ishikawa, Giám đốc điều hành tại công ty đầu tư Gunosy Capital của Nhật Bản cho biết: “Châu Á vẫn sẽ là nơi thu hút tiền đầu tư từ khắp nơi trên thế giới nếu giữ được tốc độ số hóa cơ sở hạ tầng như hiện tại”.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/