Theo báo cáo được Asia Nikkei tổng hợp, tổng số vốn mà các startup châu Á huy động được trong năm 2022 đã giảm sâu so với năm 2021, buộc các công ty khởi nghiệp phải hướng đến mục tiêu có lợi nhuận thay vì chạy theo chiến lược đốt tiền để mở rộng quy mô như trước.
Trong bối cảnh nền kinh tế vĩ mô toàn cầu đang ở trạng thái không chắc chắn vì nhiều vấn đề như lạm phát, tăng lãi suất,... các quỹ đầu tư mạo hiểm đang thận trọng hơn trong việc rót vốn vào các startup ở khu vực Đông Nam Á, nơi đa số startup vẫn chưa có lãi.
Sau quãng thời gian dễ dàng gọi vốn và đạt được những mức định giá cao kỷ lục trong hai năm đại dịch, các startup công nghệ đã bắt đầu cảm nhận được khó khăn trong năm 2022 khi giới đầu tư tỏ ra thận trọng hơn trong việc rót vốn.
Số lượng startup trên nhiều lĩnh vực như fintech, AI, healthtech, biotech, blockchain,... trên khắp Đông Nam Á đang tăng nhanh, được thúc đẩy bởi sự gia tăng tầng lớp trung lưu, dân số trẻ hiểu biết về internet và các gói hỗ trợ của chính phủ.
Virtual Internships, một startup có trụ sở tại Anh và Việt Nam, chuyên cung cấp các chương trình thực tập cho sinh viên Việt Nam và nhiều nước trên thế giới vừa qua đã gọi vốn thành công trong vòng gọi vốn Series A do Hambro Perks dẫn đầu.
Glints, một startup tuyển dụng nhân tài ở Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung mới đây đã gọi vốn thành công 50 triệu USD từ một loạt các nhà đầu tư để mở rộng cơ sở cung cấp nhân tài sang Philippines.
Mason Games, một stduio phát triển trò chơi di động mới đây đã được một công ty địa phương chuyên về blockchain mua lại với giá 1 triệu USD. Cùng thời điểm, startup Malaysia đã đặt mục tiêu lập văn phòng phát triển game tại Việt Nam.
Startup edtech Vuihoc có kế hoạch sử dụng nguồn vốn mới cho mục đích phát triển sản phẩm và thu hút người dùng, với mục tiêu đạt được 1 triệu người dùng trả phí vào năm 2024.