Diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 khiến chuỗi cung ứng nông sản đứt gãy, hàng hóa lâm vào cảnh "người ăn không hết, kẻ lần chẳng ra", nguồn cung từ các tỉnh tồn đọng giá rẻ trong khi người dân TP HCM thiếu hàng, phải mua giá cao.
Các thủ tục hành chính dài dòng, hướng dẫn chung chung khiến doanh nghiệp lúng túng, mệt mỏi khi phải đi lại nhiều nơi, qua nhiều ngày mới được cấp giấy đi đường.
Dữ liệu từ Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân tháng của lao động tại Việt Nam trong quý II đạt 6,1 triệu đồng, giảm 226.000 đồng so với quý trước đó.
Saigon Co.op cho biết trong nhiều tháng qua, kể từ khi dịch bùng phát, hệ thống bán lẻ này đã thực hiện trợ giá nhiều mặt hàng cho người tiêu dùng và âm thầm bù lỗ cho nhiều chi phí phát sinh để phục vụ nhu cầu mua sắm tiết kiệm của người dân trong tình hình trong dịch bệnh.
Đề xuất mới đây của VinCommerce và Saigon Co.op cho phép người dân trong cùng một khu vực tại TP HCM lập nhóm "mua chung" trong bối cảnh hàng loạt shipper tắt app không nhận cuốc.
Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết dù TP đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 17 nhưng đến nay tình hình cung ứng, tiêu thụ lương thực, thực phẩm vẫn đảm bảo ổn định, không có tình trạng thiếu nguồn cung.
Giá trứng tại các chợ truyền thống, siêu thị trên địa bàn Hà Nội đồng loạt tăng đột biến do nguồn cung khan hiếm, nhu cầu tích trữ thực phẩm. Giá tăng gần gấp đôi so với ngày thường song vẫn "cháy hàng", tiểu thương tranh nhau mua, giá nào cũng gom.
Khoảng 17h ngày 24/7, tại một số siêu thị TP Hà Nội ghi nhận lượng người mua sắm tăng cao. Nhóm hàng nhu yếu phẩm, rau củ quả, thực phẩm tươi sống đặc biệt là thịt heo, thịt bò, thịt gà nhanh chóng được vét sạch tại một số kệ hàng.
Sáng sớm 24/7, nhiều người Hà Nội đã đổ về các chợ truyền thống để mua sắm trước thông tin giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Trái ngược, trong các siêu thị lại vắng vẻ khách hàng, hàng hoá thực phẩm đầy ắp.
Bà Trần Thị Phương Lan, Quyền giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, hàng hóa hiện đang rất dồi dào, các hệ thống phân phối đều tăng nguồn hàng, tăng cường nguồn nhân lực để phục vụ người tiêu dùng.
10 ngày qua, ngành bán lẻ TP HCM trải qua nhiều thăng trầm chưa từng thấy, từ cảnh người dân ùn ùn xếp hàng đi siêu thị trữ đồ, đến lúc được gỡ khó để hàng hoá về đầy kệ.