Hà Nội đáp ứng đủ nhu cầu thực phẩm cho hơn 10 triệu dân
Theo Sở NN&PTNT TP Hà Nội, nhu cầu tiêu dùng lương thực, thực phẩm của 10 triệu trong TP rất lớn. Tuy nhiên, phần lớn hàng lương thực, thực phẩm tự sản xuất trong TP đáp ứng gần đủ nhu cầu.
Một số mặt hàng thực phẩm phải nhập thêm từ các tỉnh thành khác với khối lượng lớn như: thịt trâu, bò, rau củ, thực phẩm chế biến.
Cụ thể, về mặt hàng gạo sản lượng sản xuất của Hà Nội khoảng 338 nghìn tấn/vụ, tương đương trung bình khoảng 56 nghìn tấn/tháng. Trong khi nhu cầu một tháng của TP là gần 93 nghìn tấn, đáp ứng được 65%, cần nhập thêm bên ngoài 35%.
Mặt hàng thịt lợn, sản lượng xuất chuồng khoảng 17,5 nghìn tấn/tháng trong khi nhu cầu là 18,5 nghìn tấn tấn/tháng, đáp ứng được 94% nhu cầu và cần nhập thêm bên ngoài 6%.
Thịt trâu, bò sản lượng xuất chuồng đạt 1 nghìn tấn/tháng, trong khi nhu cầu lên tới 5 nghìn tấn/tháng, đáp ứng được hơn 20% nhu cầu và cần nhập thêm bên ngoài 80%
Tương tự, trứng gia cầm nhu cầu Hà Nội cần dùng là gần 124 triệu quả, nhưng sản lượng trứng xuất chuồng tại Hà Nội chỉ khoảng 116 triệu quả, đáp ứng được 94% nhu cầu và cần nhập thêm bên ngoài 6%.
Sản lượng rau củ sản xuất đạt 67 nghìn tấn/tháng, trong khi nhu cầu của TP Hà Nội là 103 nghìn tấn/tháng, đáp ứng được 65%, cần nhập thêm bên ngoài 35%.
Sản lượng thực phẩm chế biến đạt 1 nghìn tấn/tháng, trong khi nhu cầu của TP Hà Nội là 5 nghìn tấn/tháng, đáp ứng được 20%, cần nhập thêm bên ngoài 80%.
Sản lượng thực phẩm chế biến đạt 10 nghìn tấn/tháng, trong khi nhu cầu của TP Hà Nội là 12 nghìn tấn/tháng, đáp ứng được 80%, cần nhập thêm bên ngoài 20%.
Chỉ riêng mặt hàng thịt gia cầm còn có phần dư thừa bởi mỗi tháng sản lượng xuất chuồng khoảng 10,5 nghìn tấn, trong khi nhu cầu của TP chỉ cần 6 nghìn tấn/tháng.
Hiện nay, TP có 29 trung tâm thương mại, 127 siêu thị, 458 chợ trong đó có 2 chợ đầu mối nông sản, 786 cửa hàng kinh doanh trái cây an toàn và 128 chuỗi kinh doanh các hàng nông sản, thực phẩm.
Để đảm bảo cung ứng nguồn hàng hoá, Sở NN&PTNT phối hợp 21 tỉnh, TP đã xây dựng 786 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn cung cấp cho TP Hà Nội.
Bên cạnh đó, Sở NN&PTNT sẽ phối hợp Sở Công Thương nắm bắt tình hình về sản xuất, nguồn cung, tiêu thụ nông sản của TP. Đồng thời, tổ chức địa điểm tập kết và trung chuyển hàng hóa tạm thời, yêu cầu doanh nghiệp bình ổn thị trường, tăng nguồn hàng dự trữ và triển khai hình thức bán hàng trực tuyến, đồng giá, đăng ký trước...
Sở NN&PTNT cũng duy trì 113 kho lạnh của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản. Ước tính sức chứa của các kho lạnh là 42.000 m3, đảm bảo đáp ứng tốt khả năng bảo quản các sản phẩm nông lâm thủy sản yêu cầu bảo quản đặc biệt. Và 65 doanh nghiệp có kho bảo quản chuyên các sản phẩm có nguồn gốc động vật, trừ thủy sản.
Đây là những kho hàng giúp các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản tích trữ hàng hóa đảm bảo phân phối và lưu thông hàng hóa.
Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết dù TP đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 17 nhưng đến nay tình hình cung ứng, tiêu thụ lương thực, thực phẩm vẫn đảm bảo ổn định. Hàng hoá tại chợ truyền thống, siêu thị... dồi dào, không có tình trạng thiếu nguồn cung.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/