|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Phụ nữ Nhật ‘phá đổ’ nghề truyền thống của gia đình bằng ý tưởng mới

10:34 | 01/03/2019
Chia sẻ
Theo báo Nikkei Asian Review, ở vùng Kansai (tây Nhật Bản) có những người phụ nữ tung các ý tưởng mới, để cứu nghề truyền thống của gia đình không bị thất truyền, không phải đóng cửa.

Những doanh nghiệp đã tồn tại hàng chục năm, hoặc nhiều thế kỷ như Ueba Esou-đều có chung những vấn nạn này: công ty gia đình càng sống lâu thì họ cứ bám vào truyền thống, dựa vào quá khứ cho đến khi không thể tồn tại.

Nhưng với những phụ nữ như bà Yumi Ishida Ueba Esou, muốn ty không bị đóng cửa thì phải dứt bỏ khỏi nghề truyền thống của gia đình.

Suốt 260 năm, công ty Ueba Esou ở cố đô Kyoto (hoạt động từ năm 1571) chuyên bán sơn vẽ tranh nghệ thuật xứ Phù Tang. Nhưng khi vị chủ tịch lâm trọng bệnh, con gái ông đối mặt với một quyết định khó khăn: cô có nên đóng cửa công ty, khi nhu cầu về những màu sơn truyền thống đã suy giảm và công ty đang lâm nợ, lại có thêm 20 công ty khác cùng nghành trong khu vực và nhiều công ty đã phải đóng cửa ?

Cô Ishida thay cha làm chủ tịch công ty gia đình Ueba Esou, thừa nhận cô chỉ là dân nghiệp dư về mảng quản lý, nên bà phải vắt óc suy nghĩ các cách kết hợp vẻ đẹp của những màu sắc cổ với lịch sử của gia đình.

Cô nghiên cứu các độ bóng của các loại sơn, và nghiên cứu nghệ thuật hội họa cổ có sử dụng các loại sơn này. Cô cũng gặp nhiều người ở các lĩnh vực liên quan để nắm bắt thêm tri thức, và rồi một người bạn đã góp ý rất hay: “ Trang trí móng tay-chân phụ nữ cũng là một loại hình nghệ thuật mà?”.

Bà Ishida (nay 50 tuổi) nhận ra nhiều phụ nữ có thể thích bộ móng tay-chân của họ mang các màu sơn truyền thống như bóng thẩm (tsuya beni) và hoa anh đào nhạt (usu hana zakura) hơn là thích những màu sống động.

Phụ nữ Nhật ‘phá đổ’ nghề truyền thống của gia đình bằng ý tưởng mới - Ảnh 1.

Bà Yumi Ishida thừa kế công ty Ueba Esou giới thiệu sản phẩm sơn móng tay.

Màu sơn móng của Ueba Esou được làm từ bột vỏ sò trắng, mau khô, không có mùi mạnh như các loại sơn móng hiện hành và giúp dễ thở. Nó cũng mau hòa tan trong nước, nên không cần phải dùng chất tẩy sơn mạnh để rửa sạch bộ móng tay-chân, làm giảm thiệt hại cho da và móng tay-chân.

Mỗi màu sơn móng Ueba Esou có giá bán 1.300 Yen, được bán ở các cửa hàng bán lẻ tại cố đô Kyoto, qua mạng trực tuyến của công ty hoặc của Amazon Nhật Bản.

50 bệnh viện ở Nhật cũng đặt mua sơn móng của công ty để các bệnh nhân ung thư sử dụng.

Cô gái giữ gìn loại quốc túy saké của xứ đảo Phù Tang

Một ví dụ khác là cô Kayo Yoshida, 38 tuổi, nữ chủ tịch đầu tiên và là chủ tịch thứ năm trong lịch sử 125 năm của công ty Umenoyado Brewery sản xuất rượu saké ở tỉnh Nara (nơi được cho là sản sinh ra seishu (rượu saké tinh chế).

Theo truyền thống thì người cha sẽ cho em trai của Yoshida thừa nhiệm. Và dù rất yêu công ty của dòng họ, và không muốn bị đánh giá là hưởng lộc nhà, sau khi đậu đại học, cô quyết định đi làm ở một công ty thương mại. Nhưng sau hai năm, cha cô kêu cô về làm cho gia đình.

Sau bốn năm,cô cho người cha biết cô sẵn sàng thay ông làm chủ tịch. Người cha đáp nếu con gái chứng tỏ được khả năng, ông sẽ cho cô thừa nhiệm.

Phụ nữ Nhật ‘phá đổ’ nghề truyền thống của gia đình bằng ý tưởng mới - Ảnh 2.

Cô Kayo Yoshida, chủ tịch thứ năm của công ty rượu sake Umenoyado.


Thách thức của cô Yoshida là phải quảng bá rượu saké cho các thế hệ trẻ hơn không mấy quan tâm đến việc thưởng thức loại rượu truyền thống Nhật này. Để làm được việc này, cô làm giảng viên đại học, dạy lịch sử và kỹ thuật nấu rượu, cùng với những khóa dạy nếm rượu.

5 năm sau, cô Yoshida được cha chọn làm chủ tịch. Và dù là bà mẹ 2 con,cô đã chuyển biến công ty gia đình thành một nơi tràn trề sức trẻ, sức sáng tạo,đa số nhân viên dưới 35 tuổi, và đa số là nữ.

Cô cho thay đổi hàng loạt sản phẩm của Umenoyado Brewery, như để kỷ niệm 120 năm ngày thành lập công ty, cô cho sản xuất nhiều loại rượu saké tên Sanpuca với những hương vị tươi mát đặc trưng.

Cô cũng sản xuất một dòng saké sủi bọt mang hương vị trái cây. Nhiều nhà hàng ăn Pháp, Ý đã chọn mua các sản phẩm đựng trong các chai có cổ dài được thiết kế rất phong cách của dòng rượu mới này.

Và khi biết có loại rượu saké mận (umeshu) cô Yoshida cũng tung ra dòng sản phẩm Aragoshi Umeshu. Cô nói ngành sản xuất rượu saké chú trọng truyền thống, nhưng cô đề cao tầm quan trọng của việc “có đủ can đảm để thay đổi”.

Phụ nữ góp công khôi phục nền kinh tế vùng

Phụ nữ không chỉ cứu công ty gia đình, mà còn khôi phục sức sống của nền kinh tế vùng Kansai. Một báo cáo của Viện nghiên cứu châu Á-Thái Bình Dương, lưu ý sự tham gia và tiến thân của phụ nữ ở môi trường lao động là cần thiết, giúp tăng nguồn lực lao động đang bị giảm.

Nhưng một trở ngại là thiếu cơ sở chăm sóc con em họ, khiến tỉ lệ có việc làm đối với phụ nữ đã lập gia đình, trong độ tuổi 25-44 là dưới mức trung bình toàn quốc năm 2015, ở mức 64, 9 %.

Hiện có những chương trình công-tư được tiến hành để giải quyết thách thức kép này: cải thiện tỉ lệ phụ nữ tham gia lao động, và giúp các công ty nhỏ hơn tìm người kế thừa.

Liên đoàn kinh tế Kansai cùng Liên hiệp chính quyền vùng Kansai (gồm 8 tỉnh và 4 thành phố) lập một tổ đặc nhiệm hồi cuối năm 2017, để giúp tăng tỉ lệ phụ nữ tham gia lao động.

Trong khi đó, Sở Kinh tế-thương mại-công nghiệp Kansai mở một dự án để khuyến khích giới trẻ xem xét khả năng điều hành công ty gia đình. Chương trình gồm các tiết giảng của các giám đốc công ty thành công trong việc đưa công ty vào lĩnh vực kinh doanh mới.

Tại một sự kiện ở Osaka hồi cuối tháng 2, đã có nhiều phụ nữ tham gia học. Cựu tiếp viên hàng không Midori Suzuki, 29tuổi, đã đến học,nhằm mở những kho trữ cho công ty sản xuất tất vớ của gia đình ở tỉnh Nara. Thường thì các dự án quảng bá thừa kế công ty gia đình chú trọng vào lãnh đạo cần có người thay thế họ.

Dự án Kansai thì khác, nhắm vào lực lượng kế thừa. Phương pháp này có thể khuyến khích những phụ nữ như cô Suzuki nắm lấy nhiệm vụ cứu công ty gia đình.

Cô gái nghèo trở thành nữ doanh nhân triệu phú nhờ mái tóc xoăn

Bích Ngọc