|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Phiên 18/5: Khối ngoại trở lại mua ròng hơn 170 tỷ đồng trên HOSE, tâm điểm GAS, VNM

18:32 | 18/05/2022
Chia sẻ
Sau phiên bán ròng nhẹ, dòng tiền ngoại trở lại mua ròng gần 172 tỷ đồng, tương đương khối lượng gần 2,06 triệu đơn vị. Quan sát giao dịch theo nhóm ngành, NĐT nước ngoài tập trung mua ròng nhóm sản xuất thực phẩm, dầu khí, ngân hàng trong khi rút vốn mạnh mẽ ở nhóm chứng khoán.

Sau một nhịp điều chỉnh nhẹ tầm trước 10h phiên sáng, VN-Index lấy lại đà tăng khá tốt và tiếp tục duy trì diễn biến tích cực về cuối ngày, dù thanh khoản không có nhiều đột biến.

Đóng cửa, VN-Index tăng 12,39 điểm (1,01%) lên 1.240,76 điểm, HNX-Index giảm 5,47 (1,73%) xuống 309,97 điểm, UPCoM-Index giảm 1,16 điểm (1,21%) đạt 94,73 điểm. Thanh khoản sàn HOSE đạt hơn 618 triệu đơn vị, tương ứng hơn 14.713 tỷ đồng.

Tại sàn HOSE, sau phiên bán ròng nhẹ, dòng tiền ngoại trở lại mua ròng gần 172 tỷ đồng, tương đương khối lượng gần 2,06 triệu đơn vị. Quan sát giao dịch theo nhóm ngành, NĐT nước ngoài tập trung mua ròng nhóm sản xuất thực phẩm, dầu khí, ngân hàng trong khi rút vốn mạnh mẽ ở nhóm chứng khoán.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp.

Mặc dù duy trì xu hướng tích cực, có thể thấy quy mô dòng tiền có phần thu hẹp khi không có cổ phiếu nào được mua gom trên 60 tỷ đồng.

Dẫn đầu tại chiều mua, GAS là cổ phiếu được mua ròng nhiều nhất với giá trị đạt hơn 56,7 tỷ đồng. Lực cầu chiếm ưu thế giúp mã này đứng thứ hai trong Top ảnh hưởng tích cực lên VN-Index.

Theo sau, sắc xanh trong danh mục mua ròng của khối ngoại còn được ghi nhận tại VNM (43,1 tỷ đồng), KBC (37,1 tỷ đồng), VHC (36,6 tỷ đồng), GEX (32,8 tỷ đồng), HAH (31,2 tỷ đồng) và VND (29,2 tỷ đồng).

Đến với nhóm chứng chỉ quỹ, khối này rót ròng 28,1 tỷ đồng vào FUEVFVND. Hai mã giữ vị trí cuối bảng trong Top10 mua ròng của khối ngoại là DXG và CTG với giá trị vào ròng lần lượt là 26,1 tỷ và 21,3 tỷ đồng.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp.

Trở lại chiều bán, mặc dù mua gom VND, nhà đầu tư ngoại lại bán ròng mạnh nhất ở cổ phiếu của Chứng khoán SSI với quy mô 129,1 tỷ đồng, bỏ xa các mã còn lại trong Top10 rút vốn. Mặc dù có lúc tăng gần 3%, SSI đã hạ nhiệt về cuối phiên và tạm đóng cửa ở 28.650 đồng/cp, giảm 1,7%.

Bên cạnh đó, danh mục bán ròng được nối dài bởi loạt cổ phiếu địa ốc như NLG (28,7 tỷ đồng), VIC (21,3 tỷ đồng), KDH (15,6 tỷ đồng), VHM (14,6 tỷ đồng), GVR (11,3 tỷ đồng)

Theo sau, lực xả dưới 10 tỷ đồng còn được ghi nhận tại ANV, BVH.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp.

Trên sàn HNX, khối ngoại đảo chiều mua ròng gần 376 triệu đồng, tương đương 85.767 đơn vị.

Cổ phiếu THD bị xả ròng mạnh nhất với quy mô 1,9 tỷ đồng. Thị giá cổ phiếu hôm nay giảm 9,43% về 66.300 đồng/cp, nối dài chuỗi giảm từ vùng 170.000 đồng/cp.

Kế đó, NĐT nước ngoài cũng bán ròng tại CEO, NTP, PVC,… với giá trị dưới 400 triệu đồng

Ở chiều mua vào, sau nhiều phiên rút vốn, cổ phiếu SHS trở lại thu hút dòng tiền ngoại với giá trị 1,4 tỷ đồng. Nhóm này theo sau gom ròng lần lượt PVS (830 triệu đồng), LHC (519 triệu đồng), BAX (496 triệu đồng),…

Giao dịch tại sàn UPCoM tích cực hơn khi khối ngoại nới rộng quy mô giải ngân lên 17,28 tỷ đồng, tương đương 928.222 đơn vị cổ phiếu.

Về giá trị cụ thể, dòng tiền ngoại tập trung chủ yếu ở mã BSR của Lọc Hoá dầu Bình Sơn với quy mô đột biến gần 22 tỷ đồng. Nhóm này theo sau gom ròng 3,7 tỷ đồng mã QNS, trước khi rót ròng nhẹ vào VEA, FOC, MCH, MSR

Tại phía bán, khối ngoại rút ròng mạnh nhất 6,4 tỷ đồng khỏi cổ phiếu VTP của Viettel Post. Kế đó, giao dịch tương tự tìm đến GHC, CSI SIP,… với giá trị dưới 730 triệu đồng.

Thảo Bùi

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.