Cuộc khủng hoảng phân bón đã tung cú đấm trực diện vào ngành lúa gạo. Hiện nay, một tấn phân bón đắt hơn một tấn gạo. Điều này tạo áp lực cho nông dân các nước sản xuất, xuất khẩu lúa gạo như Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ.
Do nhu cầu thị trường hồi phục cộng với nguồn cung phân bón bị giới hạn, sản lượng tiêu thụ phân NPK của Đạm Phú Mỹ trong 9 tháng đầu năm đã tăng 75% so với cùng kỳ và bằng 87% kế hoạch năm.
Mặc dù giá than trong nước không đồng pha với giá than thế giới do chính sách quản lý giá ở Việt Nam, nhưng về phía nhập khẩu, các ngành nhiệt điện, xi măng, luyện kim và phân bón sẽ là nhóm bị ảnh hưởng chính khi giá than tăng mạnh.
Trong tuần đầu tiên của tháng 10, giá phân bón tại hầu khắp các thị trường trên thế giới đã tăng vọt 200 – 300 USD/tấn lên mức cao nhất trong hơn 10 năm qua. Tại trong nước, giá phân bón cũng đang được điều chỉnh tăng lên theo giá phân bón thế giới.
Giá phân bón đã tăng lên mức cao nhất trong vòng hơn một thập kỷ qua. Thị trường phân bón Việt Nam đã biến động nay lại căng thẳng hơn khi một số nhà máy DAP có nguy cơ ngừng hoạt động vì thiếu nguyên liệu.
Sau một thời gian có phần hạ nhiệt vào tháng 8 vừa qua, hiện giá nguyên liệu đầu vào sản xuất và giá phân urê thế giới lại tiếp tục lập các kỷ lục mới do có nhiều yếu tố bất lợi ảnh hưởng đến sản xuất và lưu thông mặt hàng này trên toàn thế giới. Theo dự báo, giá phân bón trong nước sẽ có sự biến động bám sát đà tăng giá thế giới.
Mặc dù một số cổ phiếu giá đã tăng tương đối mạnh, định giá không còn hấp dẫn, tuy nhiên các chuyên gia của Agriseco đánh giá vẫn có cơ hội đầu tư đối với ngành phân bón khi kỳ vọng kết quả kinh doanh nửa cuối năm tiếp tục tăng trưởng.
Trong tháng 8 nhập khẩu phân bón từ các thị trường chủ đạo đều giảm mạnh so với tháng liền kề trước đó, kéo lượng và giá trị nhập khẩu của cả nước giảm lần lượt 33,7% và 31,8%.
Giá khí đốt tăng mạnh đẩy giá phân bón tại Vương quốc Anh tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong bối cảnh nguồn cung toàn cầu bị thắt chặt, các chuyên gia dự báo nguy cơ nước này phải nhập khẩu phân bón rất cao.
Trên thị trường thế giới, giá phân bón urê giảm 28 - 36 USD/tấn trong tháng 8 do Ấn Độ trì hoãn mua vào. Ngược lại, tại thị trường trong nước giá nhiều loại phân bón vẫn tiếp tục tăng cao.
Lượng phân bón vô cơ các tỉnh ĐBSCL sử dụng cao hơn 35% so với trung bình toàn quốc. Điển hình như tỉnh Bến Tre sử dụng phân bón vô cơ gấp gần 4 lần lượng trung bình toàn quốc.
7 tháng đầu năm, cả nước nhập khẩu 2,8 triệu tấn phân bón các loại, trị giá 802,7 triệu USD, giá trung bình 284 USD/tấn, tăng hơn 20% về khối lượng, 36,6% về kim ngạch và 13,7% về giá so với cùng kỳ năm 2020.
Theo VDSC, giá nông sản đối mặt cạnh tranh từ thế giới cùng với mặt bằng giá phân bón tiếp tục duy trì ở mức cao sẽ tạo áp lực lên ngành phân bón. Hai doanh nghiệp đại diện là Đạm Phú Mỹ và Phân bón Bình Điền cũng được đánh giá sẽ có biên lãi gộp bị thu hẹp trong hai quý cuối năm.
Chứng khoán MBS dự báo lợi nhuận ngân hàng tiếp tục có sự phân hoá trong quý IV. Ba ngân hàng OCB, TPBank, VPBank được kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận ba chữ số trong khi 5 nhà băng có lợi nhuận giảm.