|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

[Phần 1] Nhìn lại ngành lúa gạo Đông Nam Á trong 7 tháng đầu năm 2020

07:13 | 28/08/2020
Chia sẻ
Tại Đông Nam Á, người dân trồng lúa đang phải đương đầu với một trong những đợt hạn hán tồi tệ nhất trong lịch sử gần đây, và giờ đây họ còn phải đối mặt với những thách thức lớn do đại dịch COVID-19 gây ra.

Đồng thời, nhu cầu dự trữ lương thực toàn cầu đang kéo giá gạo cho người tiêu dùng lên mức cao chưa từng thấy kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008.

Phần lớn gạo được xuất khẩu từ châu Á

Theo eurasiareview, khoảng 3/4 lượng gạo xuất khẩu trên toàn thế giới có nguồn gốc từ châu Á, với tổng giá trị xuất khẩu năm 2019 đạt khoảng 16,4 tỉ USD.

Các thương nhân gạo tại Ấn Độ, nhà xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, đã tạm dừng xuất khẩu trong ba tuần vào đầu tháng 4 vì chính phủ thực hiện đóng cửa biên giới để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19.

Tuy nhiên, dù mở cửa trở lại, tình trạng thiếu lao động và sự gián đoạn trong chuỗi hậu cần đã cản trở việc hoàn thành các hợp đồng gạo đã kí kết. Myanmar cũng ngừng cấp giấy phép xuất khẩu gạo vào tháng 4, trong khi Việt Nam tạm dừng xuất khẩu hầu hết loại gạo từ giữa tháng 3 cho đến đầu tháng 5.

Trong khi đó, Thái Lan, một trong những nhà xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, tiếp tục xuất khẩu gạo như bình thường. Chính phủ Thái Lan thông báo lượng gạo đã được sản xuất đủ để đáp ứng mục tiêu xuất khẩu hàng năm, thường là khoảng 10 triệu tấn, cùng một lượng tương đương dành cho tiêu dùng trong nước.

Đầu năm 2020, giá gạo xuất khẩu của Thái Lan giảm, nhưng thị trường đảo chiều hoàn toàn với sự bùng phát của dịch COVID-19 và giá đã tăng hơn 25%.

[Phần 1] Nhìn lại ngành lúa gạo Đông Nam Á trong 7 tháng đầu năm 2020 - Ảnh 1.

Giá gạo xuất khẩu của một số quốc gia trong giai đoạn 2016 - 2020. Đơn vị: USD/tấn. Nguồn: Bộ Nông nghiệp Mỹ.

Theo báo cáo từ Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), kể từ đầu năm, trừ Uruguay, giá gạo xuất khẩu tại các nhà xuất khẩu lớn đều ghi nhận tăng mạnh.

Trong tuần tính đến ngày 21/8, giá gạo 5% tấm của Việt Nam đạt 480 - 490 USD/tấn, tương đương giá gạo của Thái Lan, dao động trong khoảng 480 - 500 USD/tấn. Tại Ấn Độ, giá gạo báo ở mức 383 - 389 USD/tấn, theo Reuters.

Campuchia, một nhà sản xuất gạo nhỏ, đã ghi nhận xuất khẩu gạo sang 57 quốc gia và vùng lãnh thổ tăng vọt 38% trong 7 tháng đầu năm nay lên 426.073 tấn, theo Tân Hoa xã. Ngin Chhay, Tổng Cục trưởng của Bộ Nông nghiệp Campuchia, gần đây cho hay đại dịch COVID-19 đã giúp nhu cầu gạo Campuchia tăng cao.

Ông dự đoán xuất khẩu gạo của nước này đạt 800.000 tấn vào năm 2020, ước tăng 29% so với 620.106 tấn trong năm ngoái.

Trong khi đó, người dân ở đồng bằng Sông Cửu Long cho biết đã thu hoạch vụ mùa kỉ lục vào tháng 2, đúng thời điểm hưởng lợi từ việc tăng giá do dịch, nhưng các nguồn cung đang mỏng vì thương lái trong nước tăng cường mua vào thời gian gần đây, và việc thu hoạch vụ hè - thu đã kết thúc.

Cùng với đó, sự trở lại của dịch COVID-19 vào cuối tháng trước cũng khiến hoạt động tích trữ gạo trong nước gia tăng. 

Theo Cục Chế biến và phát triển thị trường (Bộ NN&PTNT), khối lượng gạo xuất khẩu 7 tháng đầu năm 2020 đạt gần 3,9 triệu tấn, trị giá 1,9 tỉ USD, giảm 1,4% về khối lượng nhưng tăng gần 11% về giá trị so với cùng kì năm 2019.

Về phía nhu cầu, Trung Quốc, nhà tiêu thụ gạo lớn nhất thế giới, ghi nhận nhu cầu tăng vọt trong quí đầu tiên của năm 2020, với khối lượng gạo nhập khẩu tăng 60%.

Các nhà nhập khẩu gạo khác trong khu vực, gồm Indonesia, Malaysia và Philippines, cũng dự trữ nguồn cung đáng kể để bổ sung cho sản xuất trong nước bằng cách nhập khẩu từ Thái Lan và Campuchia, và Ấn Độ.

Dù mở cửa trở lại, tình trạng thiếu lao động và sự gián đoạn trong chuỗi hậu cần đã cản trở việc hoàn thành các hợp đồng gạo đã kí kết. Tuy nhiên, theo trang grainmart.in xuất khẩu gạo non-basmati đã ghi nhận mức tăng trưởng 52% trong hai tháng 4, 5. 

Giá gạo cạnh tranh là một trong những nhân tố giúp gạo Ấn Độ trở nên thu hút đối với người mua. 

 Cụ thể, khối lượng xuất khẩu đã đạt 1,11 triệu tấn trong giai đoạn này từ mức 730.000 tấn của cùng kì năm ngoái. Xuất khẩu gạo non-basmati đã giảm trong hai năm qua. 

Tại Myanmar, quốc gia Đông nam Á cũng ngừng cấp giấy phép xuất khẩu gạo vào tháng 4, trong khi Việt Nam tạm dừng xuất khẩu hầu hết loại gạo từ giữa tháng 3 cho đến đầu tháng 5.

Tố Tố