|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Ông Trump ký lệnh cấm cửa sản phẩm Huawei, ZTE trong chính phủ Mỹ

17:17 | 14/08/2018
Chia sẻ
Phần lớn các sản phẩm công nghệ Huawei và ZTE sẽ bị cấm sử dụng trong các cơ quan chính phủ và các nhà thầu của Mỹ. 
ong trump ky lenh cam cua san pham huawei zte trong chinh phu my
Ảnh minh họa. (Nguồn: CNN Money)

Lệnh cấm này một thành phần của Đạo luật Chi tiêu Quốc phòng (NDAA) được Tổng thống Mỹ Donald Trump ký ban hành ngày 13/8.

Lệnh cấm trên được coi là thắng lợi của nhóm các nghị sỹ và nhà vận động cáo buộc hai hãng điện tử viễn thông Trung Quốc là mối đe dọa an ninh quốc gia Mỹ.

Trước đó, vào tháng Sáu, Thượng viện Mỹ đã thông qua với số phiếu áp đảo một sửa đổi luật có thể khôi phục lệnh cấm vận thương mại với ZTE. Tuy nhiên, khi chuyển đến Hạ viện, điều luật này đã không được thông qua.

Tuy nhiên, các nghị sỹ của lưỡng viên và lưỡng đảng trong Quốc hội Mỹ đã thỏa hiệp và tìm được tiếng nói chung để đi đến quyết định về một biện pháp về cơ bản sẽ cấm chính phủ Mỹ hoặc tổ chức, cá nhân muốn làm việc với chính phủ Mỹ sử dụng các thành phần công nghệ của Huawei, ZTE.

Lệnh cấm trên sẽ có hiệu lực trong hai năm tới.

Lệnh cấm bao gồm việc sử dụng thành phần hoặc dịch vụ công nghệ "thiết yếu" và "quan trọng" của Huawei và ZTE cho các hệ thống máy tính mà chính quyền Mỹ sử dụng. Một số thành phần từ các công ty này vẫn được phép, miễn là chúng không thể được sử dụng để định tuyến hoặc theo dõi dữ liệu.

Dự luật cũng hướng dẫn một số cơ quan chính phủ, bao gồm Ủy ban Truyền thông Liên bang, ưu tiên tài trợ để hỗ trợ các doanh nghiệp sẽ phải thay đổi công nghệ của họ do lệnh cấm.

Trong một tuyên bố được gửi qua email, Huawei đã gọi lệnh cấm là “không hiệu quả, sai lầm, và phi pháp.” Huawei cho biết lệnh cấm sẽ tăng chi phí cho người tiêu dùng và doanh nghiệp cũng như mang đến rủi ro cho chuỗi cung ứng.

Huawei và ZTE từ lâu đã nằm trong tầm ngắm cảnh báo an ninh của giới lập pháp và tình báo Mỹ. Cả hai công ty này được gọi là "mối đe dọa an ninh quốc gia" trong một báo cáo của Hạ viện Mỹ năm 2012.

Xem thêm

Việt Đức