Nói lắp và thất bại, doanh nhân vượt qua rào cản tâm lí để đào tạo doanh nghiệp
Là người đầu tiên trong làng đỗ đại học, nhưng khi rời Khánh Hòa để theo một trường đại học ở TP Hồ Chí Minh, Nguyễn Thái Duy đã phải tìm việc làm thêm để trang trải cuộc sống. Tốt nghiệp đại học, anh làm việc cho một doanh nghiệp đồ gỗ.
Nguyễn Thái Duy, giám đốc điều hành Công ty Cổ phần Đào tạo BE. Ảnh: Thái Duy
Nhờ công việc trong doanh nghiệp đồ gỗ, Duy chẳng những hiểu rõ về thị trường đồ gỗ, mà còn có mối quan hệ với các xưởng sản xuất, đại lí phân phối. Trong thời gian làm thuê, anh tranh thủ buôn nước mắm cao cấp. Công việc "tay" trái giúp Duy mua nhà, ô tô ở TP Hồ Chí Minh sau 3 năm.
Cú sốc sau thuận lợi ban đầu
Có vốn liếng từ hoạt động buôn nước mắm, Duy mạnh dạn thôi việc ở để thành lập doanh nghiệp đồ gỗ, bất chấp sự ngăn cản của người thân, bạn bè.
Với những mối quan hệ từ thời làm thuê của Duy, công ty có cơ hội nhận các hợp đồng từ nước ngoài, rồi thuê các xưởng gia công. Anh chỉ thực hiện công đoạn cuối là đánh bóng và đóng gói sản phẩm.
"Ban đầu, hoạt động kinh doanh diễn ra thuận lợi. Chỉ sau hơn một năm, công ty đã có chỗ đứng trên thị trường", Duy kể.
Lạc quan với tương lai, Duy dốc toàn bộ vốn liếng để xây dựng xưởng, mua máy móc để tự sản xuất từ khâu đầu tới công đoạn cuối. Anh động viên thợ làm việc miệt mài để hoàn thành đơn hàng lớn đầu tiên.
Khi tàu chở hàng đang lênh đênh trên biển, anh đã nghĩ tới viễn cảnh mở thêm xưởng để trở thành nhà sản xuất đồ gỗ lớn ở Việt Nam.
Song, khi tàu cập bến, khách hàng từ chối nhận hàng vì không đạt yêu cầu chất lượng. Tin ấy giống như sét đánh ngang tai Duy.
Người mua không thanh toán, trong khi công ty còn phải bồi thường cho người mua vì không thực hiện đúng hợp đồng. Uy tín mà anh mới gây dựng hơn một năm bỗng chốc tan biến.
"Tôi lâm cảnh nợ ngập đầu. Hàng chất cao như núi. Khách hàng quay lưng, còn nhân viên hoang mang. Công ty mới 2 tuổi đã phải đối mặt nguy cơ giải thể", Duy tâm sự.
Không muốn giải thể công ty, nhưng nếu Duy tiếp tục, anh không còn vốn và cũng không thể vay vốn để duy trì hoạt động của xưởng, trả lương cho nhân viên.
Nỗ lực hồi sinh sau "cú nhảy xa nhưng hụt"
Cuối cùng, dù đau đớn, Duy vẫn quyết định ngừng sản xuất và kinh doanh. Nhận ra những lỗ hổng kiến thức và kinh nghiệm kinh doanh của bản thân, từ năm 2007, anh lao vào học các khóa đào tạo về kinh tế, quản trị, đầu tư, tài chính.
Duy cũng góp vốn vào một số doanh nghiệp nhỏ để tham gia điều hành, với mục đích là tích lũy kinh nghiệm.
"Sau 2 năm, tôi trở thành một nhà đầu tư có uy tín. Nhiều doanh nhân đã nhờ tôi tư vấn cho hoạt động kinh doanh của họ", Duy nói.
Bước ngoặt trong nhận thức đến với Duy vào năm 2009, khi anh sang Singapore để dự một hội thảo về ứng dụng công nghệ 4.0 trong quản lí và kinh doanh. Anh nhận thấy giới doanh nghiệp trong nước vẫn chưa thực sự am hiểu lĩnh vực này.
Sau đó, Duy trở lại Singapore để học các khóa đào tạo quản trị số một cách bài bản, Duy hệ thống hóa kiến thức để chuẩn bị cho nỗ lực gây dựng lại công ty đồ gỗ.
Trong thời gian chuẩn bị tái khởi nghiệp, Duy chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm về quản trị số với nhiều chủ doanh nghiệp và mọi người tỏ ra rất quan tâm.
Vài người bạn nhận thấy Duy có khả năng truyền đạt nên đã gợi ý anh theo sự nghiệp đào tạo và bỏ ý định phục hồi kinh doanh đồ gỗ. Ban đầu Duy không muốn nghe lời khuyên của họ, vì anh mắc tật nói lắp và cũng từng kinh doanh thất bại.
Sự chuyển hướng sang mảng đào tạo kinh doanh
Đấu tranh với bản thân trong một khoảng thời gian, cuối cùng Duy quyết định chuyển hướng sang hoạt động đào tạo để có thể giúp nhiều doanh nghiệp. Anh thành lập Công ty Cổ phần Đào tạo BE vào năm 2010 để đào tạo quản trị số trong kinh doanh.
Gần 10 năm qua, BE đã hợp tác với hàng chục doanh nhân, chuyên gia để đào tạo các khóa áp dụng công nghệ mới nhất trong kinh doanh. Trung bình mỗi năm công ty đào tạo khoảng 3.000 học viên.
Video: Công ty Cổ phần Đào tạo BE
"Bản thân tôi vẫn tiếp tục tích lũy kiến thức để có thể chia sẻ, lớn lên cùng cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam", Duy khẳng định.
Với những người muốn khởi nghiệp, Duy luôn khuyên họ làm thương mại trước khi sản xuất. Theo anh, khi doanh nhân chưa có kinh nghiệm thương trường, họ nên phân phối sản phẩm cho các nhà sản xuất để tích lũy kinh nghiệm và mối quan hệ, đồng thời giảm rủi ro.
Học viên phải có tầm nhìn 5 năm nếu đồng hành cùng BE. Sau hai tuần tới một tháng, họ phải gặp người hướng dẫn để cùng đánh giá những việc họ đã thực hiện và mục tiêu họ hướng tới.
Ngoài ra, các học viên còn sinh hoạt theo nhóm nửa tháng một lần để trao đổi kiến thức, kinh nghiệm và hỗ trợ lẫn nhau.
"Hiểu cách đo lường mọi hoạt động trong doanh nghiệp là mục tiêu rất quan trọng với học viên. Họ phải biết đo lường mọi quy trình, mọi nhân sự, bao gồm cả hoạt động rất đơn giản của nhân viên lao công", Duy bình luận.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/