|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Nợ xấu ngân hàng có quay trở lại trong năm 2019?

11:25 | 27/11/2018
Chia sẻ
Theo nhận định của CTCP Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), chất lượng tài sản tốt là lý do khiến tỷ lệ nợ xấu (NPL) tăng trong 2019 chưa lớn.

Điều này thể hiện ở hai điểm gồm tỷ lệ nợ nhóm 2 chưa có dấu hiệu tăng; tỷ lệ bao phủ nợ xấu hiện tốt hơn nhiều so với giai đoạn trước và các ngân hàng có nguồn lực tốt hơn để xử lý nợ xấu.

no xau ngan hang co quay tro lai trong nam 2019

Vietcombank và VietinBank có rủi ro nợ xấu thấp hơn BIDV

Vietcombank và VietinBank có nguồn lực để xử lý nợ xấu tốt hơn so với BIDV, và cũng đã xử lý xong toàn bộ trái phiếu VAMC, BVSC nhận định.

Khả năng tăng nợ xấu trong 2019 là có, tuy nhiên không quá lớn do tỷ lệ nợ nhóm 2 vẫn trong xu hướng giảm kể từ 30/9/2017.

Chất lượng tài sản của BIDV có sự cải thiện trong thời gian qua, tuy nhiên tỷ lệ huy động trên cho vay (LLCR) xét đến cả nợ nhóm 2 của BIDV vẫn ở mức thấp (32%) và ngân hàng vẫn còn số dư trái phiếu VAMC khoảng 9.767 tỷ đồng.

Nhóm ngân hàng sở hữu công ty tài chính dự báo nợ xấu tăng trong 2019

Theo BVSC, nhóm các ngân hàng sở hữu công ty tài chính tiêu dùng có tỷ lệ nợ xấu cũng như nợ nhóm 2 đang trong xu hướng tăng.

Trong khi đó, tỷ lệ bao phủ nợ xấu không có nhiều cải thiện (trừ MBBank). Do đó, cùng với đà tăng trưởng kinh tế dự báo chậm lại, chất lượng tài sản của nhóm này dự báo suy giảm trong 2019.

Ngoài MBBank có tỷ lệ LLCR tương đối tốt, LLCR của cả VPBank và HDBank đều đang ở mức thấp. Do vậy sẽ chịu nhiều áp lực về tăng trưởng lợi nhuận trong 2019.

no xau ngan hang co quay tro lai trong nam 2019
(Nguồn: BVSC)

Chất lượng tài sản ngân hàng tư nhân

ACB vẫn là ngân hàng có chất lượng tài sản tốt với tỷ lệ nợ từ nhóm 2 - 5 là 1,09% và LLCR (tính toàn bộ nợ nhóm 2 - 5) cao thứ ba toàn hệ thống.

Techcombank và TPBank có tỷ lệ nợ xấu tăng nhẹ nhưng LLCR cũng cải thiện nhiều so với cùng kỳ. Tỷ lệ nợ nhóm 2 giảm lần lượt 33% và 41% so với cùng kỳ, do đó, rủi ro tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh trong 2019 đối với hai ngân hàng này là không lớn.

Rủi ro nợ xấu của VIB lớn hơn do tỷ lệ nợ xấu của VIB vẫn tăng nhẹ mặc dù ngân hàng đã phải sử dụng 1.287 tỷ đồng để xóa nợ (tỷ lệ nợ xấu trước khi xóa là 3,92%); LLCR xuống thấp do ngân hàng đã sử dụng để xóa nợ và tỷ lệ lãi dự thu trên dư nợ tín dụng đang trong xu hướng tăng.

BVSC cho rằng, nhóm ngân hàng tái cơ cấu có sự cải thiện về chất lượng tài sản.

Mặc dù có cải thiện nhưng các khoản tài sản có vấn đề khác không được phân loại trong danh mục cho vay khách hàng vẫn còn rất lớn.

Rủi ro nợ xấu bán cho VAMC quay lại nội bảng là không lớn.

BVSC cho biết, phần lớn nợ được bán cho VAMC trong năm 2014 và 2015, số này sẽ đáo hạn vào 2019 và 2020. Tuy nhiên, tập trung ở những ngân hàng đang tái cơ cấu và những ngân hàng này có thể có thời gian xử lý trái phiếu VAMC dài hơn 5 năm.

5 ngân hàng lớn gồm Vietcombank, ACB, MBBank, Techcombank, VietinBank đã trích lập hết và tất toán trái phiếu VAMC.

Lợi nhuận tốt của 2018 có thể giúp các ngân hàng có nguồn lực trích lập nốt số trái phiếu VAMC đã mua năm 2014, BVSC nhận định.

Xem thêm

Ánh Dương

ĐHĐCĐ DIG: Muốn làm hai thành phố y tế - nghỉ dưỡng ở Vũng Tàu, Thanh Hóa, tham vọng ở mảng KCN, năng lượng
Sau hơn hai giờ chờ đợi thêm, ĐHĐCĐ thường niên 2024 của DIG đã đủ điều kiện tiến hành. Chủ tịch Nguyễn Thiện Tuấn chia sẻ về tham vọng của DIG ở các lĩnh vực mới từ thành phố y tế - nghỉ dưỡng đến khu công nghiệp, điện tái tạo...