Nhu cầu sắm smartphone mới của người dùng ngày càng đi xuống
Số lượng điện thoại thông minh được bán ra trên toàn thế giới trong quý II đã giảm 8,7% so với cùng kỳ năm ngoái, theo dữ liệu sơ bộ từ Công ty Theo dõi Thị trường Điện thoại Di động trên toàn thế giới (IDC).
Con số này đánh dấu quý sụt giảm thứ 4 liên tiếp về doanh số của thị trường điện thoại thông minh toàn cầu khi lượng xuất xưởng giảm xuống còn 286 triệu chiếc trong quý, thấp hơn khoảng 3,5% so với dự báo của các chuyên gia.
Giám đốc nghiên cứu Nabila Popal thuộc nhóm Worldwide Tracker của IDC cho biết: “Thị trường smartphone đã chuyển trọng tâm của vấn đề từ nguồn cung vào đầu năm nay tới nhu cầu của người tiêu dùng ở thời điểm hiện tại. Dường như người tiêu dùng tỏ ra thận trọng hơn trong việc chi tiền sắm smartphone.
Trong khi nguồn cung được cải thiện khi công suất và sản lượng tăng, lạm phát tăng cao và sự bất ổn kinh tế đã làm giảm nghiêm trọng chi tiêu của người tiêu dùng, qua đó gia tăng lượng hàng tồn kho trên tất cả các khu vực.
OEM đã cắt giảm đơn đặt hàng trong thời gian còn lại của năm với các nhà cung cấp Trung Quốc. Đây là một trong những thị trường gặp nhiều vấn đề bậc nhất thế giới. Mặc dù chúng tôi dự đoán nhu cầu sẽ bắt đầu tăng ở một số khu vực vào cuối năm, nhưng triển vọng thị trường điện thoại thông minh năm 2022 chắc chắn sẽ được điều chỉnh xuống một vài điểm. Chúng tôi tiếp tục tin rằng bất kỳ mức giảm nào hôm nay đều không nhu cầu bị mất đi, nhưng chỉ đơn giản là được đẩy lên phía trước".
Xét trên yếu tố vị trí địa lý, mức sụt giảm lớn nhất trong quý thứ II là ở khu vực Trung và Đông Âu (CEE), theo ước tính, với mức giảm 36,5% so với cùng kỳ năm ngoái, do ảnh hưởng từ cuộc chiến ở Ukraine tiếp tục gây trở ngại cho khu vực.
Tuy nhiên, xét trên yếu tố sản lượng, CEE chỉ chiếm 6% tổng lượng xuất xưởng toàn cầu, do đó, sự sụt giảm lớn nhất về khối lượng toàn cầu đến từ Trung Quốc, giảm 14,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Châu Á - Thái Bình Dương (không bao gồm Nhật Bản và Trung Quốc) (APeJC), khu vực chiếm gần một nửa tổng doanh số bán điện thoại thông minh trên toàn thế giới, cũng chứng kiến mức giảm 2,2% trong quý II so với cùng kỳ năm trước. Tất cả khu vực khác, ngoại trừ Canada, đều chứng kiến sự sụt giảm tối thiểu một con số.
Bất chấp môi trường kinh doanh gặp nhiều thách thức, vị trí của các nhà cung cấp smartphone hàng đầu thế giới trong quý qua không thay đổi. Gã khổng lồ Samsung của Hàn Quốc tiếp tục giữ vị trí đầu tiên trên bảng xếp hạng khi chiếm 21,8% thị phần toàn cầu, ghi nhận mức tăng trưởng tốt ở tất cả khu vực, ngoại trừ châu Âu.
Trong khi đó, ông lớn Apple đứng ở vị trí thứ hai với 15,6% thị phần. tăng so với mức 14,2% cùng kỳ năm trước. Đứng ở các vị trí tiếp theo trên bảng xếp hạng được IDC công bố bao gồm Xiaomi (13,8%), Vivo (8,7%), Oppo (8,6%), các nhà sản xuất khác (31,5%).
Cũng theo IDC, sự ràng buộc trong thống kê trên thị trường smartphone toàn cầu có sự chênh lệch từ 0,1% trở xuống trong thị phần doanh thu hoặc doanh số giữa hai hoặc nhiều nhà cung cấp. Dữ liệu được công bố là dữ liệu sơ bộ và có thể được thay đổi.
Ngoài ra, lô hàng xuất xưởng của các công ty là các lô hàng có thương hiệu và không bao gồm doanh số OEM cho tất cả nhà cung cấp. Đồng thời, các số liệu chỉ đại diện cho các lô hàng mới và không bao gồm các lô hàng đã được làm mới.
Trước đó, chuyên trang theo dõi thị trường Canalys cũng đã công bố số liệu về thị trường smartphone toàn cầu trong quý II. Cụ thể, lượng doanh số bán smartphone trên toàn cầu trong quý II đã giảm 9% so với cùng kỳ năm trước. Theo Techcrunh, các nguyên nhân dẫn tới điều này là những thứ đã xuất hiện trong suốt thời gian qua, chẳng hạn như gián đoạn chuỗi cung ứng, áp lực từ lạm phát, người tiêu dùng cẩn thận hơn trong cách chi tiêu cho đồ công nghệ sau đại dịch COVID-19,…
Nhà phân tích Runar Bjørhovde nói: “Các nhà cung cấp đã buộc phải xem xét lại chiến lược của họ trong quý II khi triển vọng về thị trường điện thoại thông minh trên toàn cầu dường như không mấy khả quan.
Những khó khăn về kinh tế, nhu cầu giảm tốc và lượng hàng tồn kho tăng lên đã khiến các nhà cung cấp phải nhanh chóng đánh giá lại chiến lược danh mục đầu tư của họ cho phần còn lại của năm 2022. Phân khúc tầm trung cung cấp quá mức là một phân khúc dễ thấy để các nhà cung cấp tập trung vào việc điều chỉnh các sản phẩm mới ra mắt, khi người tiêu dùng tỏ ra thận trọng hơn trong việc chi tiêu mua sắm đồ công nghệ”.
Chu kỳ thay đổi các sản phẩm điện thoại thông minh của người tiêu dùng nhìn chung đã chậm lại, phần lớn nhờ vào việc các dòng smartphone mới có hiệu năng cao hơn.
Bản thân những chiếc điện thoại này đã trở nên đắt hơn trong suốt chu kỳ trên, qua đó làm tăng thêm sự thận trọng của người tiêu dùng trong bối cảnh kinh tế không chắc chắn, bao gồm cả việc gia tăng tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát. Thêm vào đó là tình trạng thiếu chip cũng như tắc nghẽn chuỗi cung ứng, những yếu tố đã ảnh hưởng tới ngành smartphone trên toàn cầu trong suốt hai năm đại dịch COVID-19.