|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Nhiều quốc gia Châu Âu đang học Hàn Quốc cách chống dịch COVID-19

18:15 | 04/04/2020
Chia sẻ
Đài KBS cho rằng, Hàn Quốc đã bước đầu khống chế được dịch COVID-19 và nhiều quốc gia khác đang áp dụng các biện pháp của nước này để chống dịch.

Chính phủ Anh đang đẩy cao tốc độ xét nghiệm COVID-19 từ mức 8.000 ca/ngày như hiện nay lên 10.000 ca/ngày đến cuối tháng này. 

Nguyên nhân là bởi liên tiếp có nhiều ý kiến chỉ trích Anh không tiến hành xét nghiệm quy mô lớn như Hàn Quốc và Đức, thậm chí không thể xét nghiệm cho tất cả những nhân viên y tế có triệu chứng nghi nhiễm.

Nhiều quốc gia Châu Âu đang học Hàn Quốc cách chống dịch COVID-19 - Ảnh 1.

. Ảnh: Reuters

Italy và Tây Ban Nha cũng quyết định dò tìm lộ trình di chuyển của người nhiễm, hay kiểm tra người dân có tuân thủ lệnh hạn chế di chuyển hay không thông qua thông tin vị trí trên điện thoại di động.

Một phóng viên người Pháp đang tự cách ly tại Seoul còn viết một bài báo đăng trên chuyên mục đặc biệt, giải thích chi tiết trải nghiệm của bản thân về công tác phòng dịch tại Hàn Quốc. 

Bài báo còn chỉ trích một số nước phương Tây đã hoang tưởng khi cho rằng kiểm soát tập thể là hành động uy hiếp tới nhân quyền, qua đó hối thúc các nước nhanh chóng áp dụng các biện pháp phòng dịch tích cực như Hàn Quốc.

Ba tháng sau khi đại dịch COVID-19 bùng phát, số ca nhiễm toàn cầu đã vượt quá 1 triệu người với hơn 50.000 ca tử vong. Đặc biệt, số ca tử vong ở châu Âu đã lên đến 37.000 người.

Pháp vừa công bố thêm hơn 880 ca tử vong bị bỏ sót trong thống kê chính thức, nâng tổng số ca tử vong của nước châu Âu này vượt ngưỡng 5.300 người.

Dù so với Italy, Pháp và Đức bùng phát dịch COVID-19 sau 10 ngày, Anh sau nửa tháng, song số ca nhiễm và tử vong của các nước này gần như ngang nhau.

Trong khi đó, Chính phủ Hàn Quốc phối hợp với giới chuyên gia đánh giá diễn biến dịch COVID-19 để quyết định có kéo dài thời gian áp dụng các biện pháp hạn chế tiếp xúc xã hội quyết liệt hay không.

Trước đó, Chính phủ Hàn Quốc quyết định thực hiện hạn chế tiếp xúc xã hội triệt để từ ngày 22/3-5/4, dự kiến chuyển sang chế độ "phòng dịch trong đời sống" từ ngày 6/4 nếu xét thấy xu hướng tăng ca nhiễm COVID-19 được kiểm soát ổn định.

Nếu áp dụng chế độ "phòng dịch trong đời sống", Chính phủ sẽ cho phép các hoạt động kinh tế-xã hội diễn ra ở một mức độ nhất định, hướng dẫn và quản lý các cá nhân, cơ quan, tổ chức về các quy tắc phòng ngừa lây nhiễm COVID-19.

Tuy nhiên, Hàn Quốc vẫn đang ghi nhận trên dưới 100 ca nhiễm mới mỗi ngày, chủ yếu là các ca lây nhiễm tập thể ở các nhà thờ, viện dưỡng lão, và ca nhiễm "nhập ngoại", nên Chính phủ vẫn đang phải thảo luận về thời điểm chuyển sang chế độ "phòng dịch trong đời sống".

Trước tiên, Chính phủ sẽ lập cơ chế thảo luận xã hội có sự tham gia của cả giới chuyên gia và tổ chức dân sự, chuẩn bị kế hoạch áp dụng chế độ "phòng dịch trong đời sống", dự kiến cho ra mắt trong tuần này

Mặc dù các biện pháp hạn chế tiếp xúc xã hội có thể gây nhiều bất tiện cho người dân, nhưng lại có hiệu quả phòng ngừa COVID-19 hơn bất cứ phương pháp điều trị nào, qua đó hy vọng người dân tiếp tục phối hợp cùng Chính phủ.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

PV

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.