Nhiều ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất tiết kiệm
Lãi suất Ngân hàng Bản Việt mới nhất tháng 8/2018 | |
Có nên nâng lãi suất huy động USD lên khỏi ‘mặt đất’? |
Hàng loạt ngân hàng tăng lãi suất
Cuối tháng 7 và nhất là trong những tuần đầu của tháng 8, nhiều ngân hàng thương mại đồng loạt tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm ở nhiều kỳ hạn khiến cho mặt bằng lãi suất trên thị trường có xu hướng nhích dần lên.
Mới đây, Ngân hàng Bản Việt tăng đồng loạt lãi suất ở nhiều kỳ hạn khác nhau. Bắt đầu từ kỳ hạn 8 tháng trở lên, lãi suất được tăng thêm đáng kể từ 0,6 - 1,4 điểm %. Lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 8 - 11 tháng từ 7,2 - 7,4%/năm trước đó lên đồng loạt 7,8%/năm. Tiền gửi kỳ hạn từ 24 tháng trở lên đều tăng từ 7,2% lên 8,6%/năm, đây là mức tăng cao nhất (1,4 điểm %) trong hệ thống ngân hàng hiện nay.
Nhiều ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất tiết kiệm (Ảnh minh hoạ) |
Từ ngày 6/8, SHB đã nâng lãi suất tiền gửi kỳ hạn từ 6 - 11 tháng tăng thêm 0,2 điểm %. Đối với số tiền gửi dưới 2 tỷ đồng, lãi suất kỳ hạn từ 6 - 8 tháng là 6,8%/năm; kỳ hạn từ 9 -11 tháng là 6,9%/năm. Số tiền gửi từ 2 tỷ đồng trở lên sẽ được cộng thêm 0,1% lãi suất hàng năm.
Cùng ngày, Techcombank cũng điều chỉnh lãi suất ở nhiều kỳ hạn đồng thời chia theo số tiền gửi. Cụ thể, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1 tháng tăng nhẹ 0,1 điểm % lên 4,6%/năm đối với tài khoản tiền dưới 1 tỷ đồng; với khách hàng ưu tiên mức lãi suất có thể lên đến 4,7 - 5%/năm. Lãi suất ở các kỳ hạn dài từ 12 - 36 tháng cũng tăng nhẹ 0,1 điểm % lên 6,5%. Mức lãi suất cao nhất của ngân hàng cũng tăng từ 6,4% lên 6,8%/năm.
Trước đó, VietBank có sự điều chỉnh tăng lãi suất các khoản tiền gửi có kỳ hạn 9 - 18 tháng (tăng thêm 0,1 - 0,2 điểm %) từ cuối tháng 7 và tiếp tục duy trì đến đầu tháng 8. Lãi suất cao nhất đối với tiết kiệm thông thường là 7,9%/năm ở kỳ hạn 36 tháng là là 8,3% đối với tiết kiệm tích tài 36 tháng.
Lãi suất Ngân hàng ACB thay đổi theo cả kỳ hạn và số tiền gửi với các mốc 200 triệu đồng, 1 tỷ đồng, 5 tỷ đồng, 10 tỷ đồng. Tương ứng với từng số tiền gửi cao hơn, lãi suất ở cùng kỳ hạn sẽ cao hơn khoảng 0,1%, số tiền từ 10 tỷ đồng trở lên lãi suất sẽ chênh khoảng 0,3%. Mức lãi suất cao nhất đối với loại tiền gửi truyền thống lãi cuối kỳ là 7,2%/năm được áp dụng với kỳ hạn 18 tháng và số tiền gửi từ trên 10 tỷ đồng.
Trong khi nhiều ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân có động thái tăng lãi suất thì ở các ngân hàng thương mại nhà nước lãi suất huy động tiếp tục duy trì ở mức thấp. Mức lãi suất cao nhất của các ngân hàng Vietcombank, BIDV và VietinBank lần lượt là 6,5%/năm; 6,9%/năm và 7%/năm, chỉ ngang bằng lãi suất ở kỳ hạn 6 tháng ở các ngân hàng khác.
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), mặt bằng lãi suất huy động VNĐ tuần đầu tháng 8 phổ biến ở mức 4,3 - 5,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 5,3 - 6,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn trên 12 tháng ở mức 6,5 - 7,3%/năm.
Thanh khoản hệ thống có dấu hiệu căng thẳng trở lại
Báo cáo thị trường tiền tệ của CTCP Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho biết lãi suất liên ngân hàng trung bình tuần từ 6/8 - 10/8 có xu hướng tăng mạnh đối với các loại kỳ hạn qua đêm, 1 tuần và 2 tuần.
Nguồn: BVSC, Bloomberg |
Trong tuần, NHNN đã bơm ròng 4.096 tỷ đồng qua kênh thị trường mở (OMO) và 10.300 tỷ đồng qua kênh tín phiếu. Như vậy tổng hợp hai kênh OMO và tín phiếu, NHNN đã bơm ròng 14.396 tỷ đồng vào thị trường. Điều này cho thấy thanh khoản hệ thống ở trạng thái eo hẹp hơn và có dấu hiệu căng thẳng trở lại.