|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Nhiều lĩnh vực tăng trưởng âm trong quí I, doanh nghiệp phá sản tại TP HCM tăng 55%

17:56 | 24/04/2020
Chia sẻ
Báo cáo của Sở Kế hoạch và đầu tư TP cho biết, đã có 1.523 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 54,82% so với cùng kì; 5.088 doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động, tăng 31,95% so với cùng kì.

Nhiều lĩnh vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi COVID-19

Chiều ngày 24/4, TP HCM đã tổ chức buổi họp Báo cáo tóm tắt về tình hình kinh tế TP trong quí I và phương hướng nhiệm vụ trọng tâm quí II/2020.

Báo cáo cho thấy, mức tăng trưởng của các khu vực, các ngành kinh tế của TP đều thấp hoặc giảm so với cùng năm trước. Trong đó, chịu tác động nhiều nhất là khu vực thương mại dịch vụ, khi mức tăng của khu vực này giảm 1,23% so với cùng

Một số ngành tăng trưởng cao trước đây hiện giảm mạnh hoặc rơi vào tình trạng hoạt động cầm chừng, 5/9 ngành dịch vụ trọng yếu có mức tăng trưởng âm như: dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm 31,69%, giáo dục và đào tạo giảm 26,57%, kinh doanh bất động sản giảm 12,85%.

Có 10.169 doanh nghiệp được cấp phép thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 135.393 tỉ đồng (tăng 0,56% số lượng doanh nghiệp và giảm 15,77% về vốn đăng ký so với cùng ). 

Đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) tính chung cả vốn thu hút được dưới hình thức cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và vốn thu hút được qua hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong các doanh nghiệp trong nước, thành phố thu hút được 1,05 tỉ USD, (giảm 33% so với cùng ). 

Bà Lê Thị Huỳnh Mai, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư TP cho biết, đã có 1.523 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 54,82% so với cùng ; 5.088 doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động, tăng 31,95% so với cùng

Có 35 doanh nghiệp trong Khu chế xuất - công nghiệp báo cáo bị ảnh hưởng với 998 lao động bị chấm dứt hợp đồng, 6.421 lao động tạm thời ngừng việc. 

Theo tính toán của Cục Thống kê thành phố, khoảng 70 ngàn lao động sẽ chịu tác động trong các tháng sắp tới do tác động kinh tế, nhất là tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Tăng cường hỗ trợ, đẩy nhanh đầu tư công, cổ phần hoá DNNN

Để giữ kinh tế TP đạt mức tăng trưởng GRDP cao nhất có thể, UBND TP yêu cầu tổ chức nghiên cứu, xây dựng kịch bản dự báo tăng trưởng kinh tế từng quí và cả năm 2020, dự báo đánh giá chỉ số từng ngành, lĩnh vực, qua đó có giải pháp thúc đẩy phát triển các ngành, lĩnh vực ưu tiên, tiềm năng, có giá trị gia tăng cao, đóng góp lớn vào GRDP của TP.

Đồng thời, đẩy mạnh tỉ lệ giải ngân đầu tư công; khẩn trương triển khai Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 6/4/2020 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công, Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 9/3/2020 của Chính phủ về việc cho phép áp dụng thí điểm cơ chế, quy trình đặc thù để rút ngắn thời gian thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và bàn giao mặt bằng dự án có thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

TP sẽ duy trì họp Tổ đầu tư hàng tuần; chủ động phối hợp tích cực với các cơ quan Trung ương kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, duy trì kênh đối thoại trực tuyến giữa thành phố với các nhà đầu tư; tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong quá trình triển khai và tổ chức thực hiện dự án, nhất là các doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản.

Song song đó, TP sẽ đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2018 - 2020 theo Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg ngày 15/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ; kiên trì báo cáo kiến nghị để Chính phủ chỉ đạo BộTài nguyên và Môi trường có văn bản hướng dẫn về phương án sử dụng đất khi thực hiện cổ phần hóa. Rà soát, quản chặt chẽ tài sản công, nhà đất thuộc sở hữu nhà nước.

TP sẽ tạo điều kiện hỗ trợ, chăm lo người dân, doanh nghiệp, chủ động chuẩn bị các phương án tốt nhất khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian sớm nhất; làm cầu nối giúp doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có thể tiếp cận nhanh chóng, thuận lợi các gói hỗ trợ của Chính phủ.

Tiếp tục đề xuất chính sách hỗ trợ cụ thể, phù hợp từ Trung ương và từ ngân sách thành phố cho doanh nghiệp, người lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa; nghiên cứu, xây dựng và ban hành hệ số tính điểm doanh nghiệp nhỏ và vừa với các tiêu chí cụ thể làm cơ sở xem xét, thực hiện các chính sách hỗ trợ phù hợp.

Trước mắt, TP thực hiện ngay các chính sách hỗ trợ cụ thể cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể: 

(1) Xem xét, kiến nghị việc gia hạn nộp thuế thu nhập cá nhân, hồ sơ khai thuế và hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2019 đến ngày 30/6/2020 (kéo dài thêm 3 tháng so với quy định hiện hành); 

(2) Khảo sát thực tế doanh thu của các hộ, cá nhân kinh doanh bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, qua đó đánh giá chính xác mức sụt giảm; thực hiện điều chỉnh ngay doanh thu khoán cho hộ, cá nhân kinh doanh theo tỉ lệ giảm thực tế; 

(3) Thực hiện tốt Chương trình kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp; ổn định mặt bằng lãi suất; xây dựng kế hoạch hỗ trợ về vốn, chính sách để doanh nghiệp dự trữ nguồn hàng, nguyên vật liệu tại chỗ; đảm bảo hoạt động sản xuất, cung ứng hàng hóa liên tục, không gián đoạn. Cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn/giảm lãi vay theo hợp đồng tín dụng đã ký kết và xem xét cho vay mới để khôi phục, duy trì sản xuất, kinh doanh.

Theo báo cáo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, trong số 521 doanh nghiệp (chủ yếu trong lĩnh vực du lịch, khách sạn, vận tải,giáo dục, thương mại dịch vụ, dệt may - giày da, cơ khí) có báo cáo gửi về thì có 517 doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của dịch với số lao động bị ảnh hưởng là 3.602 lao động (tổng số lao động của các doanh nghiệp này là 9.293). Đây là một tỉ lệ rất lớn.

Trên địa bàn TP hiện có khoảng 3 triệu lao động làm việc trong các doanh nghiệp, trong đó có hơn 1,5 triệu lao động làm việc trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Hoàng Trung