|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Nhập khẩu thủy sản vào Nhật Bản: Quy định về ghi nhãn xuất xứ, chất lượng, hàm lượng dinh dưỡng, nhà nhập khẩu

08:19 | 08/03/2021
Chia sẻ
Hàm lượng dinh dưỡn, lượng calo phải được ghi rõ trên nhãn sản phẩm thủy sản theo tiêu chuẩn ghi nhãn dinh dưỡng theo quy định của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản.

Ghi nhãn xuất xứ

Theo Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, các tiêu chuẩn ghi nhãn chất lượng cho thủy sản chế biến, theo quy định của Luật Tiêu chuẩn hóa và Ghi nhãn phù hợp cho nông lâm sản, yêu cầu tên nước xuất xứ (hoặc có thể cung cấp thêm tên của vùng biển) phải được ghi rõ trên nhãn của thủy sản nhập khẩu vào Nhật Bản. 

Luật này cũng quy định phải ghi nhãn xuất xứ cho thủy sản và các sản phẩm chế biến từ thủy sản được liệt kê dưới đây. 

Các thông tin về xuất xứ cần được ghi trong ngoặc đơn trong danh mục thành phần dinh dưỡng (nhằm chỉ rõ xuất xứ của mỗi loại thành phần) hoặc ghi tên nước xuất xứ trong một vị trí cụ thể trên nhãn.

Các loại thủy sản tươi sống và chế biến phải ghi nhãn xuất xứ 

Nguồn: Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản

Nguồn: Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản

Chất lượng

Luật Tiêu chuẩn hóa và Ghi nhãn của Nhật Bản phù hợp cho nông lâm sản quy định việc ghi nhãn chất lượng trong những trường hợp dưới đây:

- "Rã đông" cho những sản phẩm thủy sản đông lạnh đã được rã đông. 

- "Nuôi trồng" cho những sản phẩm thủy sản được nuôi trồng.

Rong biển tươi. Nguồn: freepik

Rong biển tươi. Nguồn: freepik

Nhà nhập khẩu

Tên và địa chỉ của nhà nhập khẩu phải được ghi rõ trên nhãn theo quy định của Luật Tiêu chuẩn hóa và Ghi nhãn phù hợp cho nông lâm sản, cũng như Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm. 

Đối với thủy sản được chế biến tại Nhật Bản có sử dụng nguyên liệu nhập khẩu, tên và địa chỉ của nhà sản xuất hoặc người bán phải được ghi trên nhãn.

Đồ họa: TV

Đồ họa: TV

Hàm lượng dinh dưỡng

Hàm lượng dinh dưỡng và lượng calo phải được ghi rõ trên nhãn của sản phẩm thủy sản theo tiêu chuẩn ghi nhãn dinh dưỡng theo quy định của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản. 

Thông tin bắt buộc bao gồm hàm lượng dinh dưỡng, cấu trúc dinh dưỡng (ví dụ: axit amin trong protein), và loại chất dinh dưỡng (ví dụ: các loại axit béo trong chất béo). Nếu chỉ ghi tên chung chung như "vitamin" thay vì mô tả cụ thể tên của các chất dinh dưỡng thì phải ghi nhãn thành phần.

Hàm lượng dinh dưỡng phải được ghi theo thứ tự và đơn vị sau đây: 

- Calo (kcal hoặc kilocalo)

- Protein (g hoặc gram)

- Chất béo (g hoặc gram)

- Carbonhydrate (g hoặc gram)

- Muối khoáng

- Các loại chất dinh dưỡng khác được ghi trên nhãn

Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản cũng quy định các tiêu chuẩn ghi nhãn đối với các chất dinh dưỡng khác và các thông tin cần ghi rõ.

Việc ghi nhãn cho các thực phẩm chức năng hoặc thực phẩm phục vụ các chế độ ăn uống đặc biệt phải tuân thủ các quy định tương ứng và phải được kiểm tra để phê duyệt.

Ánh Dương