|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Nhập khẩu thực phẩm vào Na Uy cần lưu ý những gì?

09:25 | 12/04/2020
Chia sẻ
Để nhập khẩu khẩu thực phẩm vào Na Uy, cần tuân thủ những qui định chung về thực phẩm của thị trường chung Châu Âu. Nhà nhập khẩu phải có trách nhiệm đảm bảo thực phẩm nhập khẩu an toàn cho con người và việc ghi nhãn và nội dung tuân thủ các qui định thực phẩm của Na Uy.

Na Uy là một trong những nước thuộc khối Liên minh Châu Âu. Vì vậy, khi nhập khẩu thực phẩm vào Na Uy phải tuân thủ các qui định thực phẩm của thị trương này. 

Các qui định về thực phẩm của Na Uy được hài hòa và tuân theo các qui định của EU về lĩnh vực thực phẩm và thú y.

Để nhập khẩu thực phẩm vào Na Uy, bắt buộc phải có người nhận hàng ở Na Uy để đảm bảo việc kiểm soát hàng hóa theo yêu cầu và tuân thủ các qui định nhập khẩu thực phẩm của Na Uy. Trong trường hợp không có người nhận, phải thuê doanh nghiệp đã có đăng kí với Cơ quan An toàn Thực phẩm Na Uy (NFSA) để nhận hàng.

Các qui định về yêu cầu, các chất bị cấm không được phép sử dụng trong thực phẩm, yêu cầu chất lượng,… hầu hết giống như qui định của EU. Nhà nhập khẩu phải có trách nhiệm đảm bảo thực phẩm nhập khẩu an toàn cho con người và việc ghi nhãn và nội dung tuân thủ các qui định thực phẩm của Na Uy.

Nhập khẩu thực phẩm vào Na Uy cần lưu ý những gì? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. (Nguồn: freepik)

Thực phẩm phải được dán nhãn bằng tiếng Na Uy hoặc bằng ngôn ngữ giống với tiếng Na Uy (nói chung là tiếng Thụy Điển hoặc tiếng Đan Mạch).

Cả nhà nhập khẩu và người nhận hàng phải thực hiện kiểm soát nội bộ, đồng thời có các qui trình đảm bảo tuân thủ qui định về thực phẩm và qui định quốc gia của Na Uy liên quan đến kiểm soát nội bộ.

Nhà nhập khẩu phải có qui trình kiểm tra xem sản phẩm thực phẩm họ muốn nhập có được phép bán ở Na Uy không. Đối với nhà nhập khẩu, cần biết qui định nào áp dụng cho từng loại thực phẩm cụ thể. Phải giải đáp được lần lượt những câu hỏi về sản phẩm của mình:

- Sản phẩm này có bị hạn chế nhập khẩu?

- Có yêu cầu giấy chứng nhận y tế hoặc chứng nhận phân tích sản phẩm?

- Nhà cung cấp có đáng tin cậy? Có thực hiện các đánh giá phân tích để đảm bảo chất lượng như đã thỏa thuận?

- Đánh dấu/nhãn có đúng không? Mục đích của nhãn là cung cấp cho người tiêu dùng thông tin đầy đủ và chính xác và không được đánh lừa người tiêu dùng.

- Các nguy cơ có thể liên quan khi nhập khẩu sản phẩm này? Ví dụ: Vi sinh vật gây bệnh, phụ gia bất hợp pháp, dư lượng thuốc trừ sâu, hàm lượng bất hợp pháp của sinh vật biến đổi gen (GMO)

NFSA cần có thông báo trước về tất cả các lô hàng được nhập khẩu từ các quốc gia ngoài EU/EEA về ngày và thời gian dự kiến nhập khẩu không muộn hơn 24 giờ trước khi hàng hóa đến nơi. NFSA có thể kiểm tra ngẫu nhiên lô hàng.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Phùng Nguyệt

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.