|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Hiệp định về Thương mại và Hợp tác Kinh tế giữa Việt Nam và Na Uy

04:48 | 27/02/2020
Chia sẻ
Hiệp định về Thương mại và Hợp tác Kinh tế giữa Việt Nam và Na Uy được kí kết với mong muốn tăng cường các mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước, thúc đẩy hơn nữa quan hệ kinh tế và thương mại giữa hai nước trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi.
Hiệp định về Thương mại và Hợp tác Kinh tế giữa Việt Nam và Na Uy - Ảnh 1.

Hiệp định về Thương mại và Hợp tác Kinh tế giữa Việt Nam và Na Uy. (Nguồn: dantri.vn)

Thông tin cơ bản về Hiệp định về Thương mại và Hợp tác Kinh tế giữa Việt Nam và Na Uy

Thời gian kí kết: 22/4/1997.

Nơi kí kết: Hà Nội, Việt Nam.

Hiệp định về Thương mại và Hợp tác Kinh tế giữa Việt Nam và Na Uy được kí kết với mong muốn tăng cường các mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước, thúc đẩy hơn nữa quan hệ kinh tế và thương mại giữa hai nước trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi.

Phù hợp với luật pháp và thể lệ hiện hành tại hai nước, Việt Nam và Na Uy sẽ áp dụng những biện pháp cần thiết nhằm tạo thuận lợi, thúc đẩy trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa hai nước, nỗ lực làm đa dạng hóa thương mại hai nước.

Đãi ngộ tối huệ quốc theo Hiệp định

Các Bên dành cho nhau qui định tối huệ quốc trong thương mại. Qui chế tối huệ quốc được áp dụng đối với thuế hải quan và phụ phí cũng như đối với các loại thuế, thể lệ, thủ tục và thể thức liên quan đến xuất, nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ ở hai nước.

Qui định trên sẽ không áp dụng đối với các thuận lợi mà mỗi Bên đang hoặc sẽ dành cho nước khác trong liên minh thuế quan, trong khu vực mậu dịch tự do hay các dàn xếp ưu đãi tương tự khác, cũng như đối với các thuận lợi mà mỗi Bên đã dành hoặc có thể sẽ dành cho các nước láng giềng nhằm tạo thuận lợi cho giao lưu biên giới.

Lợi ích từ Hiệp định

1. Các Bên khuyến khích và tạo thuận lợi cho hợp tác kinh tế, hàng hải, công nghiệp và kĩ thuật và thương mại giữa các tổ chức, các xí nghiệp và các chủ thể khác có quan tâm ở mỗi Bên phù hợp với luật pháp và thể lệ ở mỗi nước. 

2. Hai nước khuyến khích các tổ chức, các xí nghiệp và các hãng làm thương mại ở hai nước đàm phán và kí kết các hợp đồng kể cả các hợp đồng dài hạn theo những điều kiện thương mại. 

3. Việt Nam và Na Uy thừa nhận tầm quan trọng thông tin kinh tế và thương mại đối với sự phát triển thương mại, đồng thời sẽ thúc đẩy việc trao đổi ngày một tăng những thông tin đó. 

4. Các Bên nỗ lực thúc đẩy việc tham gia ngày càng nhiều vào thương mại song phương của các tổ chức các hãng, các xí nghiệp vừa và nhỏ làm thương mại ở hai nước. 

5. Phù hợp với luật pháp và thể lệ hiện hành ở mỗi nước và việc áp dụng những luật lệ đó, các Bên miễn thuế nhập khẩu đối với hàng triển lãm và mẫu hàng, đưa vào tham gia hội chợ, triển lãm hoặc những mục đích tương tự, và cho phép tái xuất.

Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Na Uy

Theo Vụ Xuất Nhập khẩu - Bộ Công thương, thông qua Na Uy, các doanh nghiệp Việt Nam có thể đưa hàng hóa sang các nước Bắc Âu, nhất là các nước thành viên Khối mậu dịch tự do châu Âu (EFTA).

Trong 4 tháng đầu năm 2019, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Na Uy đạt trên 150 triệu USD, tăng 14,4 % so với cùng kì năm trước, trong đó xuất khẩu đạt trên 53 triệu USD, tăng 33,5%. 

Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Na Uy gồm: hàng dệt may, giày dép, hạt điều, gỗ và sản phẩm gỗ,... 

Các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Na Uy gồm: hàng thủy sản, máy móc thiết bị, phụ tùng khác.

Kể từ ngày 1/1/2019, khi xuất khẩu hàng hóa sang Na Uy, các thương nhân phải đăng ký và được thực hiện cơ chế chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo GSP. Hàng hóa xuất khẩu của thương nhân chưa có mã số REX vẫn được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ cho lô hàng đó, mà không phải đăng ký mã số REX.

Hiện nay, các thủ tục thông quan hàng hóa tại Na Uy khá thuận tiện. Thông thường, một đại lí giao nhận mà doanh nghiệp xuất khẩu uỷ quyền có thể thay mặt doanh nghiệp làm các thủ tục thông quan cho hàng hóa. 

Doanh nghiệp chỉ cần khai điện tử, sau đó đại lí giao nhận gửi thông tin đến hệ thống thông quan của hải quan Na Uy.

Chi tiết về Hiệp định về Thương mại và Hợp tác Kinh tế giữa Việt Nam và Na Uy

Phùng Nguyệt

Chủ tịch SSI: Rủi ro lớn nhất của thị trường nằm ở niềm tin nhà đầu tư
Công ty chứng khoán đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất 8.112 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 3.398 tỷ đồng. So với kết quả 2023, các chỉ tiêu này tăng lần lượt 13% và 19% và là mức cao kỷ lục.