|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Nhà sản xuất kẹo Mỹ gặp khó vì thỏa thuận nhập khẩu đường Mỹ - Mexico

20:30 | 09/06/2017
Chia sẻ
Spangler Candy là một trong số ít công ty bánh kẹo của Mỹ không chuyển toàn bộ cơ sở sản xuất từ Mỹ sang Mexico và các nước khác để tận dụng nguồn nguyên liệu đầu vào rẻ mạt.
nha san xuat keo my gap kho vi thoa thuan nhap khau duong my mexico
Nhà sản xuất kẹo Mỹ gặp khó vì thỏa thuận nhập khẩu đường Mỹ-Mexico. Ảnh: Reuters

Ông Kirk Vashaw, CEO Spangler bày tỏ sự thất vọng trước thỏa thuận mới đạt được về đường giữa Mỹ và Mexico. Bởi theo thỏa thuận này, mức giá sàn đối với đường Mexico nhập vào Mỹ đã được nâng lên, đồng nghĩa với giá nguyên liệu đầu vào của Spangler sẽ trở nên đắt đỏ hơn.

“Nói thật là tôi rất thất vọng vì chính phủ của Tổng thống Trump không hành động đúng để tạo ra một sân chơi bình đẳng, điều mà họ luôn miệng hứa hẹn là sẽ làm tất cả vì lợi ích của người lao động Mỹ,” ông Vashaw nói với Reuters.

Với thỏa thuận này, chi phí cho nguyên liệu đường đầu vào mà Spangler cũng như nhiều nhà sản xuất bánh kẹo, thực phẩm, đồ uống và ngũ cốc ở Mỹ phải chịu sẽ tăng khoảng 1 tỷ USD so với mức giá hỗ trợ của chính phủ, theo số liệu của Hiệp hội những người sử dụng chất làm ngọt của Mỹ.

Nhiều công ty, vốn phản đối sự trợ giá của chính phủ cho ngành đường, sẽ phải cân nhắc liệu có bắt khách hàng của họ phải chịu mức tăng giá đó không.

Hoạt động của các công ty thực phẩm đồ uống lớn như Hershey Co, General Mills Inc, J.M. Smucker Co và Mondelez International Inc sẽ chịu tác động vì họ cũng sử dụng đường làm nguyên liệu chính trong sản xuất.

Trước đó, Hershey từng nhận định rằng, thỏa thuận đường giữa Mỹ và Mexico sẽ làm giá đường tăng lên trong dài hạn.

Jeanne Shaheen, Thượng nghị sỹ đảng Dân chủ Mỹ cho rằng, thỏa thuận đó không khác gì kéo nước Mỹ xuống hàng thứ hai chứ không phải hàng đầu. “Đây là thỏa thuận tồi tệ đối các gia đình và doanh nghiệp Mỹ vì nó khiến người tiêu dùng chịu thêm chi phí và đe dọa việc làm trong các ngành có sử dụng đường làm nguyên liệu,” ông Shaheen nói.

Trong khi đó, những công ty sản xuất đường lớn của Mỹ lại là bên đắc lợi từ thỏa thuận Mỹ - Mexico. Do đường nhập từ Mexico sẽ có mức giá sàn cao hơn trước nên các công ty sản xuất đường của Mỹ cũng sẽ tăng giá bán cho khách hàng.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp sản xuất nhỏ lại gặp nhiều khó khăn hơn trong việc nhập khẩu đường từ Mexico với những điều khoản được sửa đổi trong thỏa thuận mới. Nói cách khác, các công ty có quy mô nhỏ sẽ phải trả nhiều tiền hơn để có được nguồn hàng cần thiết.

Với mức giá bán cao và lượng tiêu thụ khoảng 11 triệu tấn/năm, thị trường đường của Mỹ luôn là mục tiêu thèm khát của hầu hết các nhà xuất khẩu lớn trên thế giới. Đây là thị trường được chính phủ bảo hộ, giá cả được đảm bảo và nhập khẩu bị hạn chế. Chính vì những điều này, người mua đường thường phải trả giá cao hơn mức trung bình của thế giới khoảng 60%.

Đối với công ty Spangler, giá đường Mexico tăng lên đồng nghĩa với việc họ sẽ phải mua đường cao hơn mức giá hiện tại khoảng 8%, theo tính toán của Vashaw.

“Nếu vì tiền thì chúng tôi đã chuyển hết hoạt động sản xuất sang Mexico từ lâu rồi. Khi chi phí đầu vào của bạn tăng 8% trong khi chi phí đầu vào tại Mexico không tăng, nó sẽ khiến cho các công ty sản xuất bánh kẹo nước ngoài có lợi thế về chi phí so với bạn. Đó là lý do tại sao lại có nhiều công ty (Mỹ) chuyển ra khỏi nước Mỹ như vậy,” ông Vashaw nói.

nha san xuat keo my gap kho vi thoa thuan nhap khau duong my mexico [Giá nông sản ngày 9/6] Tiêu và cà phê đồng loạt tăng nhẹ

Trên thị trường nông sản hôm nay (9/6), giá một số mặt hàng nông sản như, tiêu, cà phê, cao su và đường thô, đều ...

nha san xuat keo my gap kho vi thoa thuan nhap khau duong my mexico Mexico và Mỹ khép lại tranh chấp thương mại mía đường

Theo phóng viên TTXVN tại Mexico, ngày 6/6, Mexico và Mỹ đã đạt được thỏa thuận liên quan đến mặt hàng đường xuất khẩu của ...

Khánh Đăng