|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

[Báo cáo] Thị trường đường năm 2022: Áp lực đường lậu tiếp tục ghì chặt ngành đường

10:33 | 09/02/2023
Chia sẻ
Năm 2022, thị trường đường Việt Nam tiếp tục chịu sức ép lớn từ đường nhập khẩu chính ngạch và đường gian lận nhập lậu, khiến giá đường ở mức thấp hơn so với các quốc gia trồng mía khối ATIGA (Indonesia, Philippines).

Ngành đường Việt Nam đã khởi động vụ ép 2022-2023. Đường của vụ ép mới cộng với đường tồn kho của vụ ép 2021-2022 đã đưa ra thị trường nhưng không cạnh tranh được với đường có nguồn gốc nhập khẩu. 

Các nguồn cung đường phong phú, đặc biệt hoạt động gian lận thương mại đường nhập lậu tiếp tục hoạt động mạnh trong tháng 12/2022. 

Ngoài đường nhập lậu còn có đường nhập khẩu từ Indonesia, Myanmar, Lào, Australia (đường trong hạn ngạch nhập khẩu) và các loại đường nguồn gốc nhập khẩu đã hoàn toàn làm chủ thị trường và kéo giá đường trong tháng xuống thấp hơn tháng 11/2022.

Tại trường thế giới, niên vụ 2022 – 2023 của Brazil bắt đầu từ tháng 4/2022. Lũy kế đến tháng 12, sản lượng đường tại khu vực Trung Nam Brazil đạt 33,5 triệu tấn, tăng 4,4% so với cùng kỳ niên vụ trước.

Trong khi đó, sản lượng đường của Ấn Độ, quốc gia xuất khẩu đường thứ hai thế giới, được dự báo sẽ đạt 365 nghìn tấn trong niên vụ 2022-2023, tăng 2%.

Về giá cả, trong tháng 12, giá đường thô trung bình đạt 18,93 USD cents/lb và đường trắng ở mức 540,76 USD/tấn, tăng so với mức đạt được trong tháng trước. 

  Diễn biến giá đường thế giới trong tháng 12/2022 (Nguồn: ISO. Đơn vị: cents/lb).  

Xem chi tiết báo cáo thị trường đường năm 2022 tại đây:     

 

Như Huỳnh - Hoàng Kiều - Alex Chu

31 doanh nghiệp chốt quyền chia cổ tức trong tuần tới, Dược Hậu Giang có tỷ lệ cao nhất
Trong tuần từ 23/12 đến 27/12, thị trường chứng khoán có 31 doanh nghiệp chốt ngày giao dịch không hưởng quyền để nhận cổ tức tiền mặt.