|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Nhà đầu tư có cơ hội hưởng món hời khi các doanh nghiệp đại chúng tư nhân hóa do lo ngại dịch COVID-19

11:30 | 02/04/2020
Chia sẻ
Giá mà các doanh nghiệp đại chúng đưa ra để mua lại cổ phiếu từ các nhà đầu tư có thể gấp 1,2 hoặc thậm chí gấp đôi giá thị trường, mang tới món hời cho những người giữ chúng.

Giới phân tích nhận định các nhà đầu tư thiểu số có thể mong đợi phần bù cổ phiếu tương đối lớn trong các thương vụ chuyển từ doanh nghiệp đại chúng sang công ty tư nhân ở Hong Kong. 

Các tập đoàn thuộc sở hữu gia đình hoặc các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc thường đề xuất những phần bù hào phóng để tránh sự thất bại của kế hoạch hủy niêm yết, theo South China Morning Post.

"Phần bù cổ phiếu mà chúng tôi thấy trong các thương vụ tư nhân hóa doanh nghiệp đại chúng ở Hong Kong thường cao hơn ở Mỹ hay châu Âu, một phần do qui định nếu một hoặc những cổ đông nắm 10% cổ phần phản đối thương vụ, nó sẽ đổ bể", ông Dieter Turowski, người đứng đầu bộ phận ngân hàng đầu tư của tập đoàn Morgan Stanley ở châu Á - Thái Bình Dương, nói.

Nhà đầu tư có cơ hội hưởng món hời khi các doanh nghiệp đại chúng tư nhân hóa do lo ngại dịch COVID-19 - Ảnh 1.

Những người nắm cổ phiếu của các doanh nghiệp ở châu Á có ý định tư nhân hóa có thể hưởng phần bù khá cao. Ảnh: SCMP

Các cổ đông của công ty Li & Fung sẽ nhận khoản phần bù 150% so với giá giao dịch gần nhất, trong khi các cổ đông của Wheelock sẽ nhận thêm 52% so với giá của mỗi cổ phiếu. Giá mà Soho China-Blackstone đề nghị để mua lại cổ phiếu gấp đôi giá thị trường.

Trong bối cảnh ấy, giới đầu tư và các nhà môi giới nhận định các ứng cử viên tiềm năng nhất trong làn sóng tư nhân hóa doanh nghiệp đại chúng là những doanh nghiệp đang chịu ảnh hưởng tiêu cực của COVID-19, phong trào biểu tình ở Hong Kong và thương chiến Mỹ - Trung.

Danh sách còn có thể bao gồm các công ty địa ốc, khách sạn, nhà sản xuất hàng tiêu dùng nhưng không liên quan tới thực phẩm và đồ uống, doanh nghiệp lữ hành. Các công ty chăm sóc sức khỏe cũng có thể là ứng viên tiềm năng cho làn sóng tư nhân hóa.

Samson Lo, giám đốc mảng mua bán và sáp nhập doanh nghiệp của UBS, tiết lộ rằng một số doanh nghiệp niêm yết ở Hong Kong bắt đàu thảo luận về khả năng tư nhân hóa vào năm ngoái sau khi làn sóng biểu tình gây sức ép lên thị trường và nền kinh tế.

"Mặc dù giới truyền thông không đưa tin nhiều về các cuộc biểu tình, dịch viêm phổi cấp COVID-19 vẫn kéo giá cổ phiếu xuống. Đó là lí do chúng ta sẽ tiếp tục thấy nhiều vụ tư nhân hóa doanh nghiệp đại chúng", Samson phát biểu. 

Hiện tại, phần lớn doanh nghiệp thực hiện thương vụ tư nhân hóa đều có nhiều tiền mặt và đánh giá công ty của họ cao hơn mức định giá của giới đầu tư. Mặc dù vậy, họ sẽ đối mặt với nhiều trở  ngại, đặc biệt trong thời buổi tài chính khó khăn.

"Doanh nghiệp có nhiều tiền mặt với phần lớn cổ phiếu nằm trong tay cổ đông nội bộ và có mức độ minh bạch cao sẽ phải dành nhiều thời gian để bàn bạc về kế hoạch tư nhân hóa", Kerwin Clayton, giám đốc mảng mua bán và sáp nhập doanh nghiệp ở châu Á - Thái Bình Dương của JP Morgan, bình luận.

Cửu Dương

WB: Việt Nam sẽ nằm trong top các nền kinh tế tăng trưởng GDP cao nhất toàn cầu năm 2025
Theo ông Andrea Coppola, Chuyên gia Kinh tế trưởng và Quản lý chương trình Tăng trưởng công bằng, Tài chính và Thể chế của WB tại Việt Nam, Lào và Campuchia, với mức tăng GDP 6,6% trong năm 2025 dù thấp hơn mục tiêu đặt ra (ít nhất 8%), song Việt Nam vẫn nằm trong số các nền kinh tế tăng trưởng cao nhất ở Đông Á cũng như toàn cầu.