|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

'Ngược đời' doanh nghiệp bất động sản làm cổ đông chiến lược tại hãng phim truyện

21:12 | 22/10/2019
Chia sẻ
Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ cho biết: “Cổ phần hóa cần nhanh nhưng phải đúng. Để ông bất động sản làm cổ đông chiến lược của hãng phim truyện là không được, việc này có thể làm lại.”.

Vấn đề nói trên được Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề cập trong phiên thảo luận tại Tổ củ Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội chiều nay (22/10).

Cổ phần hóa: Chậm nhưng phải thận trọng!

Theo Phó Thủ tướng, từ năm 2016 đến tháng 6/2019 đã cổ phần hóa được 162 doanh nghiệp, tổng quy mô vốn Nhà nước là hơn 205.000 tỷ đồng. Số lượng doanh nghiệp cổ phần hóa ít, nhưng quy mô doanh nghiệp lớn.

Phó Thủ tướng cho biết, trước đây những doanh nghiệp nào từ 5.000 tỷ đồng trở lên thì sau khi xác định xong giá trị doanh nghiệp thì kiểm toán Nhà nước sẽ thẩm định. 

Hiện nay, với doanh nghiệp từ 1.800 tỷ trở lên, sau khi xác định giá trị doanh nghiệp thì kiểm toán Nhà nước vào thậm định và mất thêm 6 - 8 tháng sẽ xong.

“Vướng mắc lớn nhất là sắp xếp lại giá trị đất đai, có doanh nghiệp đất đai trải khắp 63 tỉnh, thành, chỉ 1 địa phương không xác nhận thì sẽ không thực hiện cổ phần hóa được.” - Phó Thủ tướng nói.

'Ngược đời' doanh nghiệp bất động sản làm cổ đông chiến lược tại hãng phim truyện - Ảnh 1.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ

Lãnh đạo Chính phủ cũng cho biết, cần phải là rất cẩn trọng, Chính phủ chỉ đạo nhanh nhưng phải đúng. Nếu làm nhanh mà sai pháp luật là không được: “Cổ phần hóa hiện nay chậm nhưng khi làm phải đảm bảo công khai minh bạch, tránh lợi ích nhóm”.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ dẫn thông tin về trường hợp việc cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam. “Để ông bất động sản vào làm cổ đông chiến lược hãng phim truyện là không được. Việc này có thể làm lại, không sao cả.” - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Kiểm soát tín dụng bất động sản

Cũng trong phiên thảo luận Tổ, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế đã “đảo chiều” trong thời gian qua.

“Trước đây, tăng trưởng tín dụng 33%/năm nhưng GDP chỉ tăng từ 5- 6%. 

Những năm gần đây, thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, Chính phủ kiểm soát chặt chẽ chính sách tín dụng, nhất là tín dụng bất động sản, chỉ tập trung vào lĩnh vực sản xuất nên tín dụng nói chung tăng khoảng 14% nhưng tăng trưởng kinh tế cao hơn trước”, Phó Thủ tướng nói.

Bất động sản vẫn còn là lĩnh vực có nhiều rủi ro nên Chính phủ không chủ quan khi kiểm soát tín dụng vào lĩnh vực này. Phó Thủ tướng nêu tín dụng bất động sản những tháng đầu năm 2019 tăng đột biến vì Chính phủ thay đổi cách tính.

“Những năm trước ta thống kê riêng tín dụng cho doanh nghiệp bất động sản 1 mục và 1 mục là tín dụng tiêu dùng cho người mua nhà, sửa chữa nhà ở,... Từ năm vừa rồi Chính phủ yêu cầu tổng hợp 2 cái chỉ số này vào để không chủ quan là tỷ lệ tín dụng bất động sản thấp”, Phó Thủ tướng nói.

'Ngược đời' doanh nghiệp bất động sản làm cổ đông chiến lược tại hãng phim truyện - Ảnh 2.

Chính phủ không chủ quan với tín dụng bất động sản

Theo Phó Thủ tướng, doanh nghiệp bất động sản có số dư nợ tín dụng từ 5.000 tỷ đồng trở lên thì Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ 3 tháng/lần và chịu trách nhiệm về báo cáo đó. 

Ở cấp của NHNN, Thống đốc NHNN tiếp tục yêu cầu doanh nghiệp bất động sản có dự nợ từ trên 1.500 tỷ đồng để Thống đốc kiểm soát để bảo đảm sự chặt chẽ.

Trên cơ sở mức tăng trưởng tín dụng 13,89% của năm 2018, mục tiêu tăng trưởng kinh tế và lạm phát năm 2019, NHNN định hướng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng là 14%, có điều chỉnh linh hoạt phù hợp diễn biến, tình hình thực tế nhằm kiểm soát lạm phát, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế hợp lý.

Đến ngày 30/9/2019, tín dụng tăng 9,4% so với cuối năm 2018. Cơ cấu tín dụng tiếp tục có sự điều chỉnh tích cực, trong đó tín dụng tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên; tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro được kiểm soát chặt chẽ. 

Tín dụng ngoại tệ được kiểm soát phù hợp với lộ trình hạn chế đô la hóa trong nền kinh tế.

Tín dụng bất động sản chiếm 19,14% tổng dư nợ nền kinh tế, tăng 14,58%. Trong đó tín dụng kinh doanh bất động sả chiếm 32,7% dư nợ bất động sản, tăng 5,5%; tín dụng cho mục đích tự sử dụng chiếm 68,3% dư nợ bất động sản, tăng 19,6%.

Tín dụng tiêu dùng chiếm 20,68% tổng dư nợ nền kinh tế, tăng 13,92%, trong đó liên quan bất động sản (mua, thuê, thuê mua, xây dựng sửa chữa nhà ở) chiếm 59,4% dư nợ cho vay tiêu dùng, tăng 19,51%.

“Chính phủ chỉ đạo kiểm soát chặt chẽ tín dụng bất động sản, các dự án quy mô lớn, chỉ xem xét các dự án vay vốn khả thi, thận trọng cho vay nhà đầu tư thứ cấp”, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Châu Như Quỳnh

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.