Bộ Ngoại giao Nga cho biết hoạt động liên lạc giữa Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine và LHQ về vấn đề xuất khẩu ngũ cốc Ukraine sẽ tiếp tục sau khi các bên thống nhất một số nội dung cấu thành một thỏa thuận.
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Chính phủ Ấn Độ đã bất ngờ ban hành lệnh cấm xuất khẩu lúa mì với hiệu lực tức thì nhằm ngăn chặn đà leo thang của giá bán mặt hàng này trong nước, khi lượng hàng trong các kho dự trữ đang giảm dần.
Sau cuộc hội đàm ngày 28/4 với Thủ tướng Bulgaria, ông Kiril Petkov, Tổng thống Ukraine, ông Volodymyr Zelensky cho biết nước này và Bulgaria đã đạt được thỏa thuận về việc vận chuyển ngũ cốc của Ukraine qua cảng Varna của Bulgaria.
Việc các đơn hàng phân bón xuất khẩu bị gián đoạn do chiến sự Nga - Ukraine đang khiến giá phân bón tăng chóng mặt, kéo theo bão giá các mặt hàng ngũ cốc.
Chiến sự giữa Nga và Ukraine và kéo theo đó là phản ứng dữ dội của cộng đồng quốc tế đã đẩy thị trường năng lượng rơi vào hỗn loạn, có nguy cơ gây ra hậu quả kinh tế nghiêm trọng hơn so với cú sốc dầu mỏ trong quá khứ.
Hôm 2/3, giá lúa mì giao dịch trên sàn Chicago đã leo lên khoảng 10,59 USD/giạ - mức cao nhất kể từ tháng 3/2008 trong bối cảnh nguồn cung từ Nga và Ukraine đứng trước nguy cơ gián đoạn.
Giới phân tích cho hay, việc Trung Quốc chú trọng vào tự sản xuất lương thực, thực phẩm đã giúp giảm thiểu tác động của xung đột Nga - Ukraine đối với nguồn cung lương thực tại nước này.
Một cố vấn của Chánh văn phòng Tổng thống Ukrain cho biết Ukraine đã đình chỉ vận chuyển thương mại tại các cảng sau khi căng thẳng với Nga leo thang, gây lo ngại về sự gián đoạn nguồn cung từ các nhà xuất khẩu ngũ cốc và hạt có dầu hàng đầu.
Các nhà đầu tư đang quá chú ý các mặt hàng năng lượng và kim loại công nghiệp nên dường như họ đã bỏ quên một góc khác thị trường hàng hóa, mà nếu góc này gặp trục trặc thì thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu cũng rất nghiêm trọng.
Theo Rabobank, giá thực phẩm có thể neo quanh mức đỉnh 10 năm trong năm 2022 do người tiêu dùng tích trữ hàng hóa, giá năng lượng và cước phí vận chuyển đắt đỏ, thời tiết bất lợi và đồng USD mạnh lên.
Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO) thông báo, tính đến tháng 10 năm nay, giá lương thực thế giới đã tăng tháng thứ ba liên tiếp và lập đỉnh mới kể từ tháng 7/2011.
Thời tiết khắc nghiệt đang gây hại đến mùa màng trên khắp thế giới, kéo theo rủi ro lạm phát lương thực giữa lúc giá thực phẩm đã gần chạm mức cao nhất trong một thập kỷ.
Tốc độ tái đàn heo nhanh khiến nhu cầu sử dụng thức ăn chăn nuôi, đặc biệt là ngô. Giá ngô tăng cao, nông dân Trung Quốc phá bỏ đậu tương trồng ngô với kỳ vọng thu lợi nhuận khủng.
Nhu cầu nhập khẩu ngũ cốc từ Mỹ của Trung Quốc được dự báo tăng mạnh trong nửa cuối năm 2021. Tuy nhiên, do thị trường Mỹ biến động mạnh, Trung Quốc đổi chiến thuật nhập khẩu, chờ giảm giá hoặc ký hợp đồng giao ngay cho năm tiếp theo.
Trong phiên sáng ngày 26/9, tỷ giá bán ra USD tại các ngân hàng thương mại đã vượt mốc 24.600 đồng. Tỷ giá chợ đen cũng nhích lên nhanh, giá bán ra tăng 100 đồng chỉ trong một ngày.