|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Nghệ thuật tiếp thị bằng quà tặng để tăng nhận diện thương hiệu

17:17 | 10/10/2018
Chia sẻ
Nữ giám đốc công ty Kawaii Việt Nam khẳng định tặng quà là một trong những cách để tăng nhận diện thương hiệu với chi phí thấp.

Trong quá trình làm truyền thông, tiếp thị cho các doanh nghiệp, chị Nguyễn Thị Bình Nguyên - người sáng lập công ty TNHH Kawaii Việt Nam nhận thấy triển khai chiến dịch tiếp thị bằng quà tặng đang trở thành một trong những xu hướng hiện nay. Vì thế, Nguyên tìm những xưởng sản xuất ở Việt Nam để lấy những sản phẩm phù hợp để làm quà tặng như túi xách tự hủy, đồ thủy tinh, khăn choàng lụa.

"Do điều kiện kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, tặng quà trở thành nghệ thuật và người ta coi nó là hoạt động marketing", Nguyên phát biểu.

nghe thuat tiep thi bang qua tang de tang nhan dien thuong hieu
Khăn choàng lụa là một trong những sản phẩm phù hợp để làm quà tặng.

Người làm tiếp thị, theo Nguyên, phải vạch ra mục tiêu và mục đích của chiến dịch tiếp thị trước khi xác định món quà phù hợp. Doanh nghiệp có thể tặng quà để tăng số lượng khách hàng, tri ân khách hàng hay tăng mức độ nhận diện thương hiệu.

"Quà tặng nên là những sản phẩm mà khách hàng có thể sử dụng nhiều lần và trong thời gian dài", Nguyên nêu quan điểm.

Nữ giám đốc của công ty Kawaii Việt Nam nhận định tặng túi vải không dệt thân thiện môi trường đang là xu hướng trên thế giới. Đây là loại sản phẩm thân thiện môi trường, có khả năng phân hủy nhanh, không gây hại cho môi trường. Ngoài ra, nó còn là sản phẩm mang tính xã hội cao với chi phí rất thấp.

nghe thuat tiep thi bang qua tang de tang nhan dien thuong hieu
Túi xách không dệt có khả năng tự phân hủy - một sản phẩm để làm quà tặng của công ty Kawaii Việt Nam.

"Với những chiếc túi như thế, doanh nghiệp có thể tặng một số lượng người lớn để tăng mức độ nhận diện và nâng tầm thương hiệu", Nguyên bình luận.

Ngoài sản phẩm túi vải không dệt, Kawaii Việt Nam còn cung cấp tất cả các mặt hàng thủy tinh (như bình hoa, bộ ly), các sản phẩm về lụa.

Nâng tỷ lệ giao dịch thành công

Nhiều doanh nghiệp nhận thấy tặng quà cho khách hàng có thể tăng tỷ lệ thành công của giao dịch. Nhưng Nguyên khẳng định nếu họ tổ chức chiến dịch tiếp thị bằng quà tặng, tỷ lệ giao dịch thành công sẽ tăng gấp 3-5 lần so với trước đó.

"Triển khai chiến dịch tiếp thị bằng quà tặng hoàn toàn khác với việc tặng quà đơn thuần. Khi nhận quà tặng, khách hàng sẽ cảm thấy tổng giá trị mà họ hưởng (gồm sản phẩm và quà) tăng lên. Với tâm lý ấy, họ sẽ so sánh, tìm hiểu sản phẩm, dịch vụ. Hiểu biết của họ sau quá trình tìm hiểu có thể thôi thúc họ ra quyết định mua một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn", Nguyên nhấn mạnh.

Tăng mức độ hài lòng và khả năng quay lại của khách hàng

Đương nhiên tặng quà sẽ khiến khách hàng cảm thấy họ hưởng nhiều ưu đãi thật sự (do quà tặng thông thường là sản phẩm họ có thể cầm nắm, sờ). Nguyên khẳng định quà tặng có thể giảm bớt chi phí cho hoạt động xúc tiến (quảng cáo, khuyến mại, giới thiệu sản phẩm vì khách hàng thường chia sẻ về quà tặng cho người khác.

nghe thuat tiep thi bang qua tang de tang nhan dien thuong hieu
Đồ thủy tinh với kiểu dáng độc đáo luôn là món quà tặng quý giá.

"Nếu tính toán tốt giá trị quà tặng của chủ doanh nghiệp với giá trị sản phẩm chính của đối thủ, họ có thể khiến khách hàng hài lòng, và sẵn sàng từ bỏ đối thủ đến với họ", Nguyên nói.

Tuy nhiên, Nguyên nhấn mạnh rằng doanh nghiệp nên tính toán giá trị quà tặng phù hợp với kế hoạch tiếp thị quà tặng, bảo đảm lợi nhuận và không làm cho khách hàng mặc định thương hiệu của doanh nghiệp gắn với quà tặng.

Mọi chủ cửa hàng bán lẻ luôn muốn khách hàng sẽ quay lại để mua hàng. Nếu họ nói cho khách hàng biết rằng, khách sẽ thường xuyên nhận quà, chắc chắn họ sẽ quay lại. Thậm chí họ sẽ trở thành khách hàng trung thành, vì mỗi lần mua hàng, họ luôn nhận một món hàng miễn phí khác.

Xem thêm

Nhạc Dương

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.