Mỹ - Trung Quốc mở đường giải quyết tranh chấp thương mại vào tháng 11
Trung Quốc sẽ hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ vượt qua khủng hoảng kinh tế |
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Reuters. |
Theo đó, một phái đoàn gồm 9 thành viên đến từ Bắc Kinh, do Thứ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Vương Thụ Văn dẫn đầu, sẽ tổ chức các cuộc họp với quan chức Mỹ dưới sự chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Tài chính Mỹ David Malpass vào ngày 22/8 và 23/8, theo quan chức từ cả hai nước.
Hôm thứ Năm (16/8), chính phủ hai nước đã công bố các cuộc đàm phán thương mại cấp thấp sẽ được diễn ra trong tháng này nhằm giải quyết một cuộc chiến thuế quan leo thang, đe dọa nhấn tìm toàn bộ thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Mỹ và Trung Quốc đã bị khóa trong một cuộc chiến trả đũa thuế quan, với 34 tỷ USD giá trị hàng hóa trở thành mục tiêu của mỗi quốc gia và thuế quan đánh lên thêm 16 tỷ USD hàng nhập khẩu dự kiến sẽ có hiệu lực vào ngày 23/8. Ông Trump đã đe dọa áp thuế lên toàn bộ hơn 500 tỷ USD giá trị hàng hóa Trung Quốc được xuất khẩu sang Mỹ.
Mặc dù danh sách hàng hóa mục tiêu thuế quan của Trung Quốc không tập trung vào sản phẩm tiêu dùng, nó gồm hàng tỷ USD giá trị máy móc và linh kiện nhập khẩu, được dùng trong thành phẩm được sản xuất tại Mỹ. Điều đó có nghĩa các nhà sản xuất Mỹ sẽ phải trả nhiều hơn cho các bộ phận và thiết bị, làm tăng giá đối với người tiêu dùng Mỹ và khiến sản phẩm của họ kém cạnh tranh hơn ở thị trường nước ngoài.
Cho đến nay, thuế quan đại diện cho một phần tương đối nhỏ của thương mại Mỹ - Trung Quốc. Điều đó có nghĩa là tác động kinh tế ngay lập tức của cuộc chiến thương mại có thể bị hạn chế đối với cả hai bên, một lý do khiến một số chuyên gia phân tích dự báo vấn đề tranh chấp này sẽ kéo dài trong một thời gian.
Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế đã cảnh báo, một cuộc chiến thương mại toàn diện, đặc biệt là nếu nó kéo dài hơn một năm, có thể khiến kinh tế Mỹ chậm lại.
Các nhà xuất khẩu Mỹ phải đối mặt với mức thuế cao hơn tại Trung Quốc sẽ có một sự lựa chọn khó khăn. Họ có thể chịu lỗ hoặc cố gắng chuyển mức chi phí cao hơn này sang cho người tiêu dùng Trung Quốc, do đó làm cho sản phẩm của họ kém cạnh tranh hơn.
Nhiều cảng biển của Mỹ, nơi xử lý hàng trăm tỷ USD hàng hóa, sẽ là một trong những đối tượng đầu tiên chịu tác động tiêu cực nếu cuộc chiến thương mại của chính quyền Trump bắt đầu làm chậm nền kinh tế toàn cầu.
Vì Nhà Trắng gia tăng lời đe dọa của mình với việc đánh thuế bổ sung lên 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, các nhà quản lý cảng trên toàn nước Mỹ đã trật vật với khả năng các đơn hàng bị hủy và mất việc làm.