Mỹ có thể bỏ trừng phạt Rusal sau khi ngành sản xuất báo sớm đóng cửa
Lệnh trừng phạt Rusal lắng xuống, thị trường kim loại lại gợn sóng vì những mối họa mới | |
Giá nhôm lên cao nhất kể từ 2011 vì Mỹ lệnh trừng phạt nhà sản xuất lớn nhất của Nga |
Bộ Tài chính Mỹ ngày 23/4 thông báo đang cân nhắc khả năng loại bỏ Rusal - công ty nhôm hàng đầu nước Nga, do tỷ phú Oleg Deripaska sở hữu - khỏi danh sách bị trừng phạt.
Theo đó, Bộ Tài chính Mỹ có thể sẽ giảm nhẹ trừng phạt nếu tỷ phú Oleg Deripaska từ bỏ quyền kiểm soát công ty.
Trừng phạt Rusal ảnh hưởng mạnh mẽ đến Mỹ và châu Âu. |
Bộ này cho biết sẽ cho phép những công ty Mỹ có làm ăn với Rusal được kéo dài thời hạn để cắt giảm hoạt động kinh doanh này.
Thời hạn mới được đặt ra là ngày 23/10, thay vì ngày 5/6 như lệnh trừng phạt quy định. Ngoài ra, sẽ không có biện pháp trừng phạt thứ cấp áp đặt cho những tổ chức không phải của Mỹ, có quan hệ kinh doanh với Rusal hay công ty con của nó.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cho biết Rusal gửi kiến nghị xin được loại khỏi danh sách bị trừng phạt, nên Bộ đã cho gia hạn thời gian cắt giảm hoạt động làm ăn với tập đoàn này trong lúc cân nhắc kiến nghị.
“Rusal đã cảm nhận được tác động đến từ trừng phạt của Mỹ, vì họ có dính líu đến ông Oleg Deripaska, nhưng chính quyền Washington không nhắm vào những người lao động chăm chỉ dựa vào Rusal và công ty con” - theo ông Mnuchin.
Thực tế việc trừng phạt Rusal bằng cách chấm dứt hoặc cắt giảm khách hàng châu Âu, châu Mỹ của công ty này đã khiến giá nhôm trên thị trường tăng vọt.
Rusal sản xuất khoảng 6% nhôm của thế giới, đồng thời cũng là đơn vị vận hành nhiều mỏ và lò luyện từ Guinea đến Ireland, Nga và Jamaica.
Những nhà sản xuất của Mỹ và châu Âu đối mặt với việc phải thu hẹp sản xuất hoặc ngừng hoạt động khi phải tìm kiếm nguồn cung nhôm khác tại thị trường không bị trừng phạt. Giá nhôm bởi đó đã được tăng lên chóng mặt.
Ngay sau thông tin này, giá nhôm đã giảm 9,4% do các nhà giao dịch tin rằng tình trạng thiếu nguyên liệu sẽ không nghiêm trọng như dự đoán. Thông báo của Washington được đưa ra sau 2 tuần biến động trên thị trường kim loại thế giới, với giá nhôm tăng cao do nhiều hãng sản xuất phải chạy đua giành mua hàng để bảo đảm nguồn nguyên liệu.
Đứng trước sự khó khăn ở mức quy mô lớn như vậy, Bộ Tài chính Mỹ phải có sự sửa đổi.
Tỷ phú Oleg Deripaska có thể phải hủy bỏ thỏa thuận sở hữu Rusal. |
Ngoài đề cập đến việc Rusal gửi đơn khiếu nại với trừng phạt Mỹ, Bộ trưởng Tài chính Mỹ cũng biện minh thêm về tính nhân đạo của các lệnh trừng phạt là "không nhằm vào những người lao động".
Tỷ phú Oleg Deripaska đang cố gắng cứu công ty mà không từ bỏ quyền nắm giữ 48% cổ phần thông qua một thỏa thuận với các cổ đông khác. Ông bị Mỹ trừng phạt, do được coi là đồng minh thân cận của Tổng Thống Vladimir Putin.
Hiện vẫn chưa rõ việc hủy bỏ thỏa thuận nắm giữ Rusal có khiến Bộ Tài chính Mỹ thỏa mãn việc loại công ty này khỏi danh sách trừng phạt hay không.
Nhiều nhà phân tích đều nhận định quốc hữu hóa là giải pháp duy nhất có thể cứu Russal, tuy nhiên Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov ngày 20/4 cho biết tập đoàn này không nằm trong danh sách doanh nghiệp mà nước này có ý định quốc hữu hóa để hỗ trợ chống lại các biện pháp trừng phạt.