|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

[Live] Xử đại án VNCB sáng 6/1: Bị cáo Danh khóc tại tòa, xin bán đất ở Đà Nẵng khắc phục hậu quả

08:14 | 06/01/2017
Chia sẻ
Sáng nay (6/1), phiên tòa xét xử phúc thẩm đại án VNCB bước sang ngày làm việc thứ 8. Phiên tòa sẽ tiếp tục các nội dung xét hỏi liên quan tới số tiền 2.000 tỷ đồng thất thoát từ khoản vay khống của 12 công ty con Tập đoàn Thiên Thanh.

11h: Phiên tòa kết thúc, tiếp tục vào buổi chiều

10h 50p: Bị cáo Lê Khắc Thái kháng cáo

Luật sư bào chữa cho bị cáo Lê Khắc Thái (phó giám đốc VNCB chi nhánh Sài Gòn) hỏi thân chủ: Bị cáo bắt đầu làm việc tại Ngân hàng Đại Tín từ khi nào?

Bị cáo làm việc tại Ngân hàng Đại Tín từ năm 2009. Trước năm 2012, bị cáo làm trưởng phòng hành chính của ngân hàng VNCB sau đó bị cáo được làm phó Giám đốc ngân hàng VNCB chi nhánh Sài Gòn với nhiệm vụ nhân sự hành chính.

Trong quá trình làm việc, bị cáo có làm hồ sơ cho công ty nhà Thịnh Quốc, Đại Hoàng Phương. Là nhân viên tín dụng thì bị cáo đã có sai phạm vì không yêu cầu 2 công ty này cung cấp báo cáo tài chính. Hai công ty này không có báo cáo tài chính vì trong hồ sơ ghi rõ công ty Thịnh Quốc mới thành lập nên không có báo cáo tài chính còn công ty Đại Hoàng Phương chưa báo cáo tài chính và sẽ bổ sung sau.

Luật sư: Bị cáo có nhớ nội dung họp HĐQT hay không?

Trong đó bị cáo có trình bày và yêu cầu cấp trên xem xét lại những hồ sơ vay vốn này.

Luật sư: Bị cáo kháng cáo với nội dung gì?

Bản án sơ thẩm quy kết bị cáo cho vay vốn sai quy định, cho công ty không có năng lực tài chính vay vốn, vì vậy bị cáo kháng cáo mong HĐXX xem xét lại toàn bộ bản án.

Luật sư: Bị cáo có biết thông ty gì của công ty Đại Hoàng Phương và Thịnh Quốc hay không?

Trước đó bị cáo có biết hai công ty

Luật sư: Trong cuộc họp HĐQT với nội dung gì?

Cuộc họp bao gồm việc thu hồi nợ của nhóm Phương Trang đồng thời hội sở thông báo 2 hồ sơ cho vay này nằm trong quy định tái cơ cấu được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận và yêu cầu cấp dưới làm theo.

Luật sư: Bị cáo được hưởng lợi gì trong việc xem xét cho 2 công ty này vay vốn?

Bị cáo chỉ là người làm công ăn lương nên không có hưởng lợi gì từ việc cho vay này. Bị cáo chỉ là nhân viên tổ tín dụng nên chỉ xem xét hồ sơ chứ không thể quyết định, mặt khác bị cáo chuyên về hành chính nhân sự nên về tín dụng bị cáo còn yếu.

10h 40p: Xét hỏi bị cáo Thái Minh Thanh

Luật sư tiếp tục hỏi bị cáo Thái Minh Thanh: Theo anh bị cáo Tuấn có quyền gì?

Anh Tuấn là người được quyền giao hồ sơ và chỉ định định giá viên nào thực hiện hồ sơ. Khi bị cáo làm xong hồ sơ chứng thư thẩm định giá thì sẽ chuyển cho anh Tuấn.

Luật sư hỏi bị cáo Đặng Đình Tuấn: Có phải anh yêu cầu loại bỏ trách nhiệm đối với chứng thư 2 khoản vay của công ty An Phát và Toàn Tâm?

Thưa, đúng

Luật sư: Có phải trước đây bị cáo chưa nhận thức rõ sai lầm của mình?

Đúng, bây giờ bị cáo ăn năn hối cải.

Luật sư: Có phải bị cáo kháng cáo giảm nhẹ?

Bị cáo xin giảm nhẹ hình phạt, hoàn cảnh gia đình khó khăn, gia đình có công với cách mạng, trong quá trình làm việc bị cáo có nhiều đóng góp. Những hồ sơ này bị cáo đã nộp bổ sung cho HĐXX.

Luật sư: Hôm qua HĐXX có công bố lời khai của bị cáo, bị cáo hãy xác minh lại một lần nữa lời khai của mình.

Bị cáo luôn giữ đúng 1 lời khai, tại phiên tòa sơ thẩm chưa xem xét việc bị cáo thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, vì vậy kính mong HĐXX xem xét lại cho bị cáo.

10h 30p: Xét hỏi bị cáo Đặng Đình Tuấn

Luật sư bào chữa cho bị cáo Đặng Đình Tuấn xét hỏi bị cáo Bạch Quốc Hào: Khi định giá các mảnh đất tại Sân vận động Chi Lăng và 209 Trường Chinh bị cáo giữ chức vụ gì?

Bị cáo là quyền Giám đốc công ty.

Luật sư: Lúc đó bị cáo Tuấn làm nhiệm vụ gì tại công ty?

Lúc đó bị cáo Tuấn là nhân viên thẩm định giá, theo chuyên môn thì định giá viên phải trình bày đầy đủ chữ ký vào bản định giá. Khi chứng thư đã được hoàn thành thì bị cáo là người trực tiếp xem xác các chứng thư này có giá trị hay không.

Luật sư: Khi bị cáo thực hiện định giá hoặc công việc không hoàn thành thì phải chịu trách nhiệm gì?

Bị cáo phải chịu trách nhiệm trong phạm vi của mình, còn cấp trên sẽ xem xét lại toàn bộ giá trị của chứng thư đó. Chứng thư của công ty Toàn Tâm và An Phát có tài sản đảm bảo và sân vận động chi Lăng và 209 Trường Chinh cho vay 290 tỷ đồng, theo bị cáo những chứng thư này không hợp lệ, phía công ty VNCB VMC chưa hoàn thành nhiệm

10h 10: Bị cáo Phan Minh Tùng xin giảm nhẹ hình phạt

Luật sư Đào Thị Bích Liên bào chữa cho bị cáo Phan Minh Tùng hỏi thân chủ: Anh kháng cáo kêu oan về tội danh vi phạm quy định cho vay, anh có thể giải thích rõ được hay không?

Báo cáo tài chính không xác định bút tích chữ ký của bị cáo nên tòa sơ thẩm quy kết bị cáo phạm tội vi phạm là không đúng.

Luật sư: Anh có phải là nhân viên kinh doanh của tập đoàn Thiên Thanh không?

Đúng, bị cáo là nhân viên hành chính của tập đoàn Thiên Thanh.

Luật sư: Liên quan đến hành vi tòa sơ thẩm kết tội bị cáo cho công ty Nhất Nhất Vinh vay, anh có ký nhận những khoản này hay không?

Tôi không ký nhận.

Luật sư: Trong hồ sơ có chỗ nào xác định anh ký nhận cho công ty Nhất Nhất Vinh hay không?

Không

Luật sư: Báo cáo tài chính chuyển khoản được thành lập như thế nào?

Do kế toán trưởng và chủ thể doanh nghiệp đó ký và do cơ quan thuế xac định thì báo cáo tài chính mới được xác nhận.

Luật sư: Ngoài mức lương anh có được tập đoàn Thiên Thanh trả thêm cho anh khoản nào hay không?

Bị cáo là sinh viên mới ra trường nên chỉ được nhận mỗi mức lương.

Luật sư: Có phải gia đình bị cáo có công với cách mạng?

Gia đình bị cáo có ông, bà có nhiều huân huy chương.

Luật sư hỏi bị cáo Mai Hữu Khương: Bản báo cáo tài chính mà anh xem và làm của công ty Nhất Nhất Vinh có thể hiện do anh Tùng lập hay không?

Bị cáo Khương: Bị cáo chỉ dựa vào các bản nháp chứ không có bản do anh Tùng lập.

9h 55p: Phiên tòa tiếp tục

Luật sư hỏi bị cáo Đặng Đình Tuấn.

Luật sư: Công ty DATC mà anh làm Phó giám đốc có phải là công ty có pháp nhân độc lập với VNCB không?

Thưa, đúng

Luật sư: Có phải những công ty định giá đó hoàn toàn độc lập và không phục vụ các quy trình tín dụng?

Thưa, đúng.

Luật sư: Ông Danh đã chỉ đạo như thế nào với bị cáo?

Bị cáo không nhận chỉ đạo của ông Danh.

9h 30p: Phiên tòa tạm nghỉ giải lao

9h 25p: Bị cáo Quyết nói số tiền 905 tỷ chưa thể kết luận không thể thu hồi

Luật sư Phạm Xuân Sơn bào chữa cho bị cáo Hoàng Đình Quyết hỏi bị cáo Quyết: Bản án sơ thẩm kết luận bị cáo đã cho những công ty của tập đoàn Thiên Thanh vay hơn 900 tỷ đồng, không những khoản vay này bị cáo có kháng cáo, bị cáo cho biết khoản nào là cho vay khoản nào là cấp tín dụng?

Trong tất cả những khoản vay thì bị cáo không quyết định việc cho vay hay cấp tín dụng mà bị cáo cho vay theo quy trình.

Luật sư: Vậy khoản thiệt hại 905 tỷ đồng này do đâu?

Do tất cả những công ty này chưa quyết toán cụ thể, con số này được cơ quan điều tra, cơ quan tố tụng, HĐXX tòa sơ thẩm xác định dựa vào tài sản thế chấp và tài sản cho vay.

Luật sư: Bị cáo có thể cho biết con số cụ thể mất đi không hồi được hay không?

Bị cáo là người làm trong lĩnh vực tín dụng, theo những con số của cơ quan tố tụng đưa ra là chưa chính xác vì những số tiền này chưa thể kết luận không thể thu hồi.

Luật sư: Với tư cách là giám đốc chi nhánh Lam Giang, bị cáo có hoàn thành nhiệm vụ hay chưa?

Bị cáo luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ tuy nhiên có một số sai sót như chưa thẩm định lại giá, chưa định tài sản thế chấp, chưa đánh giá năng lực tài chính cụ thể. Nhưng bị cáo đã không có cơ hội để làm những điều này. Khi bị cáo tiếp quản ngân hàng VNCB chi nhánh Lam Giang thì bị cáo cũng có một số hạn chế về lãnh đạo và điều này chính bị cáo đã nhận lỗi với HĐXX.

HĐXX hỏi bị cáo Mai: Anh có nhận được các báo cáo đề xuất, có xét duyệt các hồ sơ cho vay hay không ? Ai là người chịu trách nhiệm chính?

Bị cáo Mai: Lời anh Quyết khai là đúng, trên giấy tờ là đúng theo quy trình, các thành viên hội đồng ở Hội sở đều nắm rõ những việc này và chỉ đạo giải ngân.

9h 20p: Luật sư Nguyễn Huy Thiệp thẩm vấn bị cáo Phan Thành Mai

Bị cáo Mai cho biết, các tài sản đảm bảo cho các khoản vay vẫn được phong tỏa ở ngân hàng Xây dựng. Trong việc cho vay sai quy định của 10/12 công ty, bị cáo Mai thừa nhận về mặt chủ trương, bị cáo đã thống nhất đồng ý cho cấp dưới cho vay nhiều khoản trong vấn đề xây dựng trong năm 2014. Bị cáo Mai đã đọc kỹ bản án sơ thẩm và mong muốn HĐXX xem xét lại các nội dung vi phạm liên quan đến bị cáo.

8h 40: Bị cáo Danh khóc, xin bán lô đất ở Đà Nẵng khắc phục hậu quả

Phiên tòa bắt đầu tiếp tục xét hỏi nhóm vi phạm cho vay.

live xu dai an vncb sang 61 bi cao danh khoc tai toa xin ban dat o da nang khac phuc hau qua
Bị cáo Phạm Công Danh tại tòa

Luật sư Phan Trung Hoài xét hỏi bị cáo Phạm Công Danh: Lô đất 209 Trường Chinh ( Đà Nẵng), Tập đoàn Thiên Thanh đã làm xong các thủ tục để TP Đà Nẵng cấp phép sử dụng lâu dài hay chưa?

Chúng tôi đã nộp cho Đà Nẵng 70 tỷ đồng đầy đủ để TP Đà Nẵng cấp phép sử dụng đất, sau đó Tập đoàn có ủng hộ TP Đà Nẵng xây bệnh viện Ung Bướu.

Luật sư Hoài: Khu phức hợp Chi Lăng Đà Nẵng bắt đầu xây dựng từ khi nào?

Chúng tôi có nhu cầu phát triển mở rộng của Tập đoàn Thiên Thanh nên đã đi tìm mặt bằng, chúng tôi có đi khảo sát thấy mảnh đất tại sân vận động Chi Lăng có vị trí đắc địa nhất. Sau quá trình đó, chúng tôi xin phép thì TP Đà Nẵng mới cho phép.

Để xây dựng khu phức hợp này chúng tôi đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng, chii tiền bồi thường mặt bằng đã hàng trăm tỷ đồng. Những hộ dân tại mặt bằng trên đường Hùng Vương và Ngô Gia Tự gồm 93 hộ dân, tôi không nhớ cụ thể nhưng tôi nhớ giá chúng tôi đưa ra cao hơn.

Khi Tp Đà Nẵng công nhận cho chúng tôi xây dựng thì chúng tôi đã hoàn thành xong mọi nghĩa vụ, bởi chúng tôi đã bỏ ra hơn 3.000 tỷ đồng. Lãnh đạo TP cho phép thì chúng tôi mới bắt đầu vào xây dựng. Tại thời điểm đó không có bất cứ nhà đầu tư nào đủ số tiền này để đầu tư.

Luật sư Hoài: Có phải lãnh đạo TP Đà Nẵng đã yêu cầu Tập đoàn báo cáo từng giai đoạn hay không?

TP Đà Nẵng đã cung cấp cho chúng tôi đầy đủ mọi giấy tờ sử dụng đất, công năng sử dụng, điều này đồng nghĩa chúng tôi đã hoàn thành xong mọi nghĩa vụ.

Luật sư Hoài: TP Đà Nẵng đã yêu cầu những gì để cấp phép cho Tập đoàn Thiên Thanh xây dựng?

Tất cả các hộ dân đều biết chúng tôi đã hoàn thành xong khoản đền bù giải tỏa mặt bằng nhưng rất lâu thì TP Đà Nẵng vẫn không bàn giao mặt bằng. Tính đến thời điểm vụ án khởi tố thì TP Đà Nẵng chưa bàn giao xong 50% diện tích mặt bằng. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp tới việc xây dựng khu phức hợp này. Trước khi vay để xây dựng khu phức hợp này thì ngân hàng Agribank đã thẩm định đầy đủ hồ sơ xây dựng.

Luật sư Hoài: Theo bản án sơ thẩm thì cáo buộc anh và cộng sự nâng khống giá trị lên 4 lần anh có nhớ số tiền thực của mảnh đất này?

Tôi không nhớ cụ thể nhưng tôi nhớ không dưới 100 triệu/m2.

Luật sư Hoài: Thiệt hại là số tiền dư nợ đối với hành vi này đúng hay không?

Tôi đã nhiều lần xin bán số đất này vì trên thực tế gía trị đất lớn hơn rất nhiều lần so với giá trị mà công ty thẩm định giá đưa ra. Kính mong HĐXX cho tôi bàn bạc với gia đình và luật sư để bán mảnh đất này, khắc phục hậu quả vụ án.

Luật sư Hoài hỏi bị cáo Phan Thành Mai: Anh cho biết khả năng trả lại số tiền của các công ty khi cho thế chấp những tài sản tại sân vận động Chi Lăng và 209 Trường Chinh?

Bị cáo Mai: Bị cáo có xem xét những hồ sơ vay vốn này và anh Danh không chỉ đạo bất cứ ai.

Luật sư Hoài hỏi đại diện VNCB: Có phải ngân hàng đang nắm giữ sổ vay vốn liên quan tới mảnh đất Chi Lăng và 209 Trường Chinh?

Đại diện VNCB: Thưa, phải.

Luật sư Hoài: Ngân hàng có cách nào để ông Danh và Tập đoàn Thiên Thanh khắc phục hậu quả hay không?

Đại diện VNCB: Chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi này sau.

Bị cáo Danh trình bày thêm: Lãnh đạo TP Đà Nẵng có nói rõ đất tại sân vận động Chi Lăng và 209 Trường Chinh đã là đất của tập đoàn Thiên Thanh, và chúng tôi đã hoàn thành xong việc bồi thường không dưới 4.000 tỷ đồng.

Vừa nói bị cáo Danh vừa khóc và xin HĐXX xem xét lại vấn đề này và cho bị cáo cơ hội để khắc phục hậu quả.

live xu dai an vncb sang 61 bi cao danh khoc tai toa xin ban dat o da nang khac phuc hau qua
Các bị cáo tại phiên tòa (Ảnh: Văn Dũng)

Đại án VNCB: Những kiến nghị làm 'nóng' đại án kinh tế nghìn tỷ

Xử đại án VNCB sáng 5/1: Hàng loạt bảo vệ, trông xe bị xét hỏi trong vụ thất thoát 2.000 tỷ đồng

Xử đại án VNCB chiều 5/1: Tiếp tục xét hỏi vụ thất thoát 2.000 tỷ đồng

Phiên hôm qua (5/1), phiên tòa xét hỏi các tình tiết liên quan đến Hành vi vi phạm quy định về cho vay của bị cáo Phạm Công Danh và các đồng phạm đối với 14 công ty. Số tiền vay 5.000 tỷ đồng, đã tất toán 300 tỷ đồng, còn dư nợ gốc 4.700 tỷ đồng. Trừ giá trị tài sản đảm bảo, số tiền còn lại 2.096 tỷ đồng không có khả năng thu hồi.

Trong phiên tòa, hàng loạt bảo vệ, trông xe... đứng tên Giám đốc các công ty con Tập đoàn Thiên Thanh để rút khống số tiền trên đều bị xét hỏi. Hầu hết các bị cáo đều khai nhận hành vi phạm tội của mình và xin giảm nhẹ hình phạt với các lý do nhân thân, hoàn cảnh gia đình hoặc nhận thức kém.

Bị cáo Phạm Công Danh khai nhận do VNCB rơi vào khó khăn nên mới chỉ đạo rút khống tiền. Bị cáo Danh xin HĐXX xem xét lại vai trò của các bị cáo trên - "những người làm công" bởi họ chỉ thực hiện theo chủ trương nghị quyết mà bị cáo đưa ra.

Bị cáo Phan Thành Mai xin giảm nhẹ hình phạt với 3 lý do: (1) VNCB chưa thực hiện thủ tục, trình tự tài sản, số tiền các khoản vay và thiệt hại cụ thể là bao nhiêu; (2) Bị cáo mong muốn được ĐHXX căn cứ vào bộ Luật Dân sự 2015, không căn cứ vào điều 325 Luật Dân sự cũ năm 2005. Ngoài ra, việc định giá của Công ty khai thác tài sản hoàn toàn độc lập, không có tác động nào của Hội đồng quản trị. Vấn đề giải ngân bị cáo mong được xác định lại là sai là phần lỗi cho vay hay giải ngân; (3) bị cáo mong được xét xử dựa vào quy định, quy phạm mới của pháp luật hiện nay.

Xuân Dũng