|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

LG và VinSmart: Kẻ đi trước, người theo sau cùng rời thị trường smartphone trong một năm

14:17 | 10/05/2021
Chia sẻ
Từng có thông tin Vingroup muốn mua nhiều nhà máy sản xuất smartphone của LG tại Việt Nam, Trung Quốc và Brazil song không đạt được kết quả cuối cùng.

Hồi tháng 1 năm nay, truyền thông Hàn Quốc đưa tin Vingroup đang đàm phán để mua lại toàn bộ các nhà máy sản xuất điện thoại thông minh của LG ở Việt Nam, Trung Quốc và Brazil. Thông tin này được đưa ra trong bối cảnh mảng kinh doanh điện thoại thông minh của LG đang chìm trong thua lỗ suốt nhiều quý liên tiếp.

"Vingroup đang tìm kiếm cơ hội mở rộng ở mảng công nghệ cao thông qua thâu tóm cơ sở sản xuất hàng đầu của LG", Korea Times nói vào thời điểm đó và đồng thời cho biết Vingroup đang đưa ra chào mời hấp dẫn nhất trong số những đơn vị quan tâm.

Dù vậy, đến tháng 2, Korea Times đưa tin đàm phán giữa Vingroup và LG đã sụp đổ vì hai bên bên không tìm được tiếng nói chung ở mức giá đề nghị. Bên cạnh Vingroup, hãng xe Volkswagen AG (Đức) cũng là một đơn vị khác đàm phán mua lại nhà máy của LG, theo Android Authority.

Đến tháng 4, LG Electronics chính thức xác nhận đóng cửa mảng di động trên toàn thế giới.

Trong một diễn biến đầy bất ngờ khác, mới đây, Vingroup cũng chính thức xác nhận sẽ dừng sản xuất TV và điện thoại thông minh.

Sự cạnh tranh khắc nghiệt trên thị trường di động và những thay đổi về thị trường, thị hiếu của người dùng khiến hai hãng smartphone dù có hướng đi, cục diện khác nhau đều có chung một điểm kết thúc.

dsfsdf - Ảnh 1.

10 hãng sản xuất smartphone có thị phần lớn nhất thế giới trong năm 2020, theo lượng máy bán ra. (Số liệu: CounterPoint Research, đồ hoạ: Thái Sơn).

Theo thống kê của CounterPoint Research, LG bán được 24,7 triệu điện thoại trong năm 2020, tương đương 1,9% thị phần smartphone toàn cầu. Với thành tích này, hãng điện thoại Hàn Quốc là hãng smartphone lớn thứ 9 trên thế giới.

Tại Việt Nam, theo thống kê của GfK, ở thời điểm năm 2019, LG là nhà sản xuất có 2,8% miếng bánh thị trường. Tuy nhiên, cho tới năm 2020, thị phần của LG đã thu hẹp hơn con số này khá nhiều khi được hãng nghiên cứu thị trường xếp vào nhóm "khác". Cùng thời điểm, thị phần của một số hãng smartphone Trung Quốc và đối thủ nội địa là Vsmart tăng lên.

Thực tế, LG là nhà sản xuất có rất nhiều đóng góp cho ngành công nghiệp smartphone. Năm 2007, LG nhận được nhiều lời tán dương từ những người yêu công nghệ khi "khơi mào" cho kỷ nguyên điện thoại thông minh có thiết kế gọn gàng, kiểu cách, sử dụng màn hình cảm ứng điện dung với chiếc Prada. Prada ra mắt vài tháng trước khi iPhone được Apple trình làng.

LG cũng là nhà sản xuất phổ biến nhiều công nghệ mà đến nay trở thành tiêu chuẩn khác trên điện thoại thông minh như camera góc siêu rộng. Hãng này còn có những sáng tạo táo bạo khác, trong đó có thể kể đến chiếc LG G Flex ra mắt vào năm 2013. Đây có thể coi là chiếc điện thoại có màn hình dẻo đầu tiên trên thế giới. Không dừng lại ở đây, LG G Flex còn có mặt lưng với khả năng tự "làm lành" các vết xước.

Đến năm 2016, LG cũng khiến làng smartphone bất ngờ với chiếc điện thoại lắp ghép LG G5. Với chiếc điện thoại này, người dùng có thể mua thêm các phụ kiện, linh kiện để gắn vào LG G5 nhằm gia tăng các khả năng của nó.

Miệt mài sáng tạo song LG lại bị gắn chặt với các hợp đồng độc quyền với nhà mạng ở các thị trường quan trọng như Mỹ. Bằng cách này, LG không có thể duy trì được mối quan hệ của riêng mình với khách hàng, trái ngược với cách làm của Samsung.

Bên cạnh đó, LG dường như cũng đánh đổi chất lượng của sản phẩm cho sự sáng tạo. Trong suốt nhiều năm, nhiều mẫu điện thoại cao cấp của LG liên tục dính lỗi bootloop (thiết bị liên tục khởi động lại). Thực tế này bào mòn niềm tin ở người dùng.

dsfsdf - Ảnh 2.

Thương hiệu Vsmart cần mẫn ra mắt 19 mẫu smartphone khác nhau trong nhiều năm qua. (Ảnh: Nikkei).

VinSmart ra mắt điện thoại thông minh đầu tiên vào tháng 12/2018. Đến nay, di động gốc Việt đã có 19 mẫu điện thoại, chủ yếu nằm ở phân khúc giá thấp và tầm trung. Một điều ấn tượng là Vsmart không mất quá nhiều thời gian để thuyết phục người dùng Việt Nam.

Đến năm 2020, hãng di động này đã có thị phần xếp ở vị trí số 3 (chiếm 12,7%), chỉ xếp sau Samsung (31%) và OPPO (18,6%).

Việc tập trung vào phân khúc sản phẩm phổ thông rõ ràng mang đến cho VinSmart những "trái ngọt" đầu tiên từ khá sớm, song đây là "con dao hai lưỡi" với bất kỳ nhà sản xuất nào.

Smartphone giá thấp và tầm trung vốn là phân khúc có mức độ cạnh tranh cao nhất tại Việt Nam. Điều này đồng nghĩa với việc cuộc chiến giành giật thị phần luôn đi kèm với chi phí đầu tư marketing lớn.

Cú quay đầu bất ngờ

Tuy chiến lược sản phẩm và cục diện thị trường của LG và VinSmart có nhiều điểm khác nhau, định hướng mới của cả hai công ty lại có nhiều sự tương đồng.

Trong thông cáo báo chí xác nhận "khai tử" mảng kinh doanh di động, LG cho biết "sẽ dành nguồn lực vào các mảng tăng trưởng như linh kiện xe điện, thiết bị kết nối, nhà thông minh, robotics, trí tuệ nhân tạo, giải pháp B2B và nền tảng/ dịch vụ".

Trong khi đó, Vingroup nói rằng định hướng mới của VinSmart cũng sẽ dành nhiều sự tập trung cho VinFast, trong đó bao gồm việc phát triển hệ thống thông tin, giải trí, dịch vụ (infortainment) trong xe VinFast, nghiên cứu, thiết kế và sản xuất các linh kiện điện tử, tế bào pin điện, hệ thống pin hoàn chỉnh và động cơ điện các loại cho xe VinFast. Cuối cùng, VinSmart cũng tham gia nghiên cứu mô hình nhà thông minh, thành phố thông minh và thiết bị IoT (Internet vạn vạt).

Đại diện VinSmart cũng thừa nhận việc sản xuất các sản phẩm như TV hay smartphone không còn mang lại khả năng đột phá và tạo giá trị khác biệt. Trong khi đó, các mảng như xe ô tô, cụ thể là xe điện, hay nhà thông minh lại ngày càng được quan tâm hơn.

Vingroup đang có nhiều tham vọng cho mảng xe ô tô. Vì thế, việc dừng sản xuất smartphone hay TV để tập trung nguồn lực là một nước đi hợp lý trước những "cuộc chiến" lớn hơn.

Bên cạnh việc chinh phục thị trường nội địa, VinFast lên kế hoạch ra mắt những sản phẩm xe điện đầu tiên của mình ở Mỹ và Châu Âu trong năm 2022, theo một bài phỏng vấn bà Nguyễn Thị Vân Anh, CEO VinFast trên tờ Reuters. Tại đây, VinFast kỳ vọng sẽ đạt doanh số 45.000 xe một năm.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Nam Khánh

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.