|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

BPhone có những gì khiến ông Nguyễn Tử Quảng tự tin chiếm top 2 thị phần smartphone vào năm 2023?

11:06 | 11/05/2021
Chia sẻ
Sau khi VinSmart tuyên bố ngừng kinh doanh smartphone và TV, CEO Bkav đã đặt kế hoạch chiếm vị trí top 2 về thị phần điện thoại thông minh tại Việt Nam trong hai năm tới.

Sau sự rút lui của VinSmart ở mảng điện thoại và TV vào hôm 9/5/2021, CEO Bkav Nguyễn Tử Quảng đã có phát ngôn tự tin về khả năng sẽ giành được vị trí top 2 thị phần smartphone Việt Nam với thương hiệu BPhone vào năm 2023, điều mà VSmart vẫn chưa làm được cho tới trước khi bị "khai tử".

Hãy cùng nhìn lại và so sánh một vài điểm nhấn về quy mô, chiến lược phát triển và sản phẩm của hai dòng điện thoại Việt này để xem điều gì khiến cho CEO Nguyễn Tử Quảng lại tự tin với BPhone đến vậy? 

VSmart có nhà máy 14,8 hecta, tổng công suất 125 triệu thiết bị/năm, vậy BPhone có gì mà tự tin giành Top 2 thị phần?  - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Tử Quảng tự tin BPhone sẽ giành vị trí thứ 2 thị phần smartphone Việt Nam vào năm 2023 (Ảnh: Bkav).

Nhà máy của BPhone có quy mô ra sao?

So với Tổ hợp Nhà máy sản xuất thiết bị điện tử VinSmart của Vingroup ở Khu công nghệ cao Hoà Lạc, Hà Nội, nhà máy chịu trách nhiệm sản xuất cho BPhone được ít người biết tới hơn. Năm 2015, hình ảnh hai nhà máy cơ khí và điện tử của Bkav tại Hà Nội xuất hiện trên các thông tin truyền thông. Đây chính là nơi sản xuất ra những chiếc BPhone thế hệ đầu tiên. 

Cách nhau khoảng 5 km, nhà máy cơ khí của BPhone nằm ở sau sân vận động quốc gia Mỹ Đình với diện tích khoảng 2.000 m2, trong khi nhà máy điện tử lại nằm trên đường Phạm Hùng và diện tích khoảng 1.500 m2.

Nhà máy điện tử của Bkav (trái) và nhà máy cơ khí (Ảnh: Bkav).

Nhà máy cơ khí được trang bị máy cắt CNC, ép nhựa, xung điện, cắt dây,... với nhiệm vụ gia công từ những công đoạn thô sơ nhất như tạo kết nối khuôn cho, phay CNC, bo viền ngoài, gia công nút nguồn, nút âm lượng. Còn nhà máy điện tử chịu trách nhiệm lắp ráp điện thoại.

Ở thời điểm đó, cả hai nhà máy của đều đạt công suất tối đa 800 máy mỗi ngày, tức khoảng 24.000 sản phẩm mỗi tháng. Đây chính là nơi Bkav sản xuất ra những chiếc BPhone thuộc hai thế hệ đầu tiên của hãng.

Nhà máy Meiko Electronics, nơi lắp ráp những chiếc BPhone thế hệ thứ 3 (Ảnh: Bkav).

Đến năm 2018, nhà máy Meiko Electronics của Nhật Bản mở rộng tại Khu công nghiệp Thạch Thất (Hà Nội) và đây là đơn vị sẽ chịu trách nhiệm lắp ráp dòng BPhone thế hệ thứ 3. Thêm nữa, công ty Meiko Electronics cũng đã từng đảm nhận nhiệm vụ sản xuất bo mạch cho BPhone 2. Công ty Nhật Bản trước đó đã sản xuất bảng mạch PCD cho nhiều ông lớn như Samsung, Apple.

Khác với VinSmart, thông tin về sản lượng theo năm của nhà máy Meiko Electronics không được Bkav công bố. Phía Nhật Bản cho biết nhà máy Meiko Electronics có tổng diện tích lên tới 17 ha, bao gồm các nhà máy sản xuất bản mạch in điện tử (PCB), nhà máy lắp ráp linh kiện (EMS), khu kí túc xá cho cán bộ công nhân viên.

VSmart có nhà máy 14,8 hecta, tổng công suất 125 triệu thiết bị/năm, vậy BPhone có gì mà tự tin giành Top 2 thị phần?  - Ảnh 4.

Nhà máy sản xuất VSmart (Ảnh: VinSmart).

Trong khi đó, Tổ hợp nhà máy sản xuất của VinSmart có diện tích gần 14,8 ha, công suất 125 triệu thiết bị/năm. Trong đó, giai đoạn một của nhà máy được xây dựng trên diện tích gần 4,8 hecta với mặt bằng khu sản xuất là 45.200 m2. Công suất thiết kế giai đoạn một đạt hơn 26 triệu thiết bị/năm trong đó có 23 triệu là smartphone.

BPhone: 6 năm, 8 dòng sản phẩm/ VSmart: 3 năm, 19 dòng sản phẩm

Nếu trong 3 năm ra mắt và hoạt động, VinSmart đã cho ra mắt tổng cộng 19 dòng sản phẩm điện thoại thông minh, giành được top 3 thị phần nhà sản xuất điện thoại tại Việt Nam thì BPhone trong quá trình 6 năm hoạt động cho ra mắt 8 dòng sản phẩm smartphone.

VSmart có nhà máy 14,8 hecta, tổng công suất 125 triệu thiết bị/năm, vậy BPhone có gì mà tự tin giành Top 2 thị phần?  - Ảnh 5.

BPhone có số sản phẩm ít hơn VSmart dù ra đời trước khá lâu (Ảnh: Bkav)

Năm 2015, lần đầu tiên CEO Nguyễn Tử Quảng giới thiệu chiếc điện thoại "không thể tin được" BPhone 1. Tuy nhiên, sản phẩm đầu tiên của BPhone có một khởi đầu khá là khó khăn.

Tháng 8/2017, Bphone 2 chính thức ra mắt. Lần này Bkav hợp tác với các nhà phân phối để đưa sản phẩm ra thị trường nhưng chỉ sau 9 tháng lên kệ, không rõ doanh số thế nào, một số nhà phân phối như Hoàng Hà, Thế Giới Di Động đã tuyên bố ngừng bán sản phẩm BPhone. 

Bphone 3 ra mắt vào tháng 10/2018 và được quảng bá là "chiếc smartphone Android đầu tiên trên thế giới có thiết kế tràn đáy" với hai dòng BPhone 3 và Bphone 3 Pro. Ban đầu, hai dòng sản phẩm này chỉ bán ở BStore của hãng ở mức giá trung cận cao cấp. Một thời gian sau, Bkav mới bắt tay cùng MobiFone để đưa Bphone lên kệ tại các cửa hàng Mobi Plus.

Mới đây nhất, giữa tháng 5/2020, Bkav lại tiếp tục trình làng 4 dòng máy BPhone 86s; BPhone 86, BPhone 60, BPhone 40.

Thị phần và định hướng khác biệt

Ra mắt năm 2018, đạt 1,2 triệu chiếc điện thoại được bán ra sau 17 tháng, VSmart đã trở thành một trong những thương hiệu điện thoại di động tăng trưởng nhanh nhất tại Việt Nam. 

Không chọn con đường thâu tóm thị trường bằng giá thành cao, có thương hiệu, chú trọng R&D như Samsung, Oppo và Apple, hay cấu hình tốt với mức giá thấp như Xiaomi, Realme, Redmi, VSmart chọn nhảy vào phân khúc giá cả hợp lý. Điều đó phần nào đã đưa VSmart đạt 16,7% thị phần nhà sản xuất smartphone tại Việt Nam, đứng top 3.

Lựa chọn phân khúc giá thấp có thể nói là một bước đi bắt kịp xu thế của VinSmart. Cụ thể, báo cáo của GfK chỉ ra rằng smartphone giá dưới 1 triệu đồng chiếm 1% thị trường vào tháng 2/2020, nhưng đã tăng lên 4,4% vào cuối tháng 3/2020 (VSmart chiếm 77% phân khúc).

Tương tự, smartphone giá dưới 2 triệu đồng đã tăng từ 6,5% dung lượng thị trường lên 11,1% thị trường (VSmart chiếm 70% phân khúc).

VSmart có nhà máy 14,8 hecta, tổng công suất 125 triệu thiết bị/năm, vậy BPhone có gì mà tự tin giành Top 2 thị phần?  - Ảnh 6.

CEO Bkav Nguyễn Tử Quảng giới thiệu về một chiếc điện thoại BPhone. (Ảnh: Bkav).

Nước đi của BPhone lại khác hoàn toàn khác, ít nhất về chiến lược giá. Theo đó, BPhone chọn tiếp cận phân trung cận cao cấp với giá dao động từ 5 - 10 triệu đồng. Tuy nhiên, những thông số về cấu hình lại chưa thể so sánh với các hãng điện thoại khác trong cùng tầm giá, trong khi bản chất thương hiệu BPhone cũng chưa thể mạnh bằng.

Nguồn lực tài chính của Bkav cũng chưa thể so sánh với sự hậu thuẫn của Vingroup, dù CEO Nguyễn Tử Quảng từng chia sẻ việc đã bỏ 1.000 tỷ đồng để đầu tư và phát triển Bphone.

Trong một bài phỏng vấn báo chí đăng tải trên website của Bkav vào năm 2020, ông Quảng tiết lộ bản thân từng đặt mục tiêu số 1 Việt Nam về thị phần smartphone vào năm 2023. Tuy nhiên trong bài viết cảm ơn VSmart trên Facebook, ông đã đặt lại mục tiêu cho BPhone là giành vị trí thứ hai.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Vượng Phát

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.