Làn sóng xuất khẩu rác thải nhựa đang đánh sang Đông Nam Á sau lệnh cấm nhập khẩu của Trung Quốc
Rác thải nhựa đang đe dọa ngành dầu mỏ? |
Dữ liệu mới nhất từ HM Revenue & Customs cho thấy, xuất khẩu rác thải nhựa sang Malaysia tăng gấp ba lần trong 4 tháng đầu năm nay so với năm ngoái, đưa quốc gia này trở thành điểm đến lớn nhất của nhựa Anh. Xuất khẩu sang Thái Lan tăng gấp 50 lần trong cùng giai đoạn, trong khi xuất khẩu sang Đài Loan tăng hơn 10 lần.
Sự chuyển đổi nhấn mạnh sự thay đổi của thị trường toàn cầu sau khi Trung quốc, trước đó là nhà nhập khẩu rác thải nhựa lớn nhất thế giới, quyết định đóng cửa biên giới vào năm ngoái.
Ảnh: Reuters |
Báo cáo cũng cho biết, nhập khẩu rác thải nhựa Anh của Trung Quốc giảm 97%, trong khi của Hồng Kông giảm 71% trong 4 tháng đầu năm.
Anh xuất khẩu một lượng lớn rác thải nhựa vì không có đủ cơ sở hạ tầng tái chế để chế biến trong nước, và vì hệ thống tín dụng tái chế của quốc gia này chỉ trả một cách hiệu quả cho các nhà xuất để vận chuyển rác thải.
Tín dụng tái chế là lượng rác thải báo cáo hàng năm giúp xác định việc phải đáp ứng nhu cầu và trả phí cho kế hoạch ngăn chặn ô nhiễm môi trường hay không. Tín dụng tái chế được sử dụng để giảm lượng rác thải đó.
Chính sách tái chế hiện tại nhắm tới rác tải nhựa được tái chế, nhưng không đề cập tới nơi hoạt động tái chế diễn ra, hoặc thị trường cuối cùng cho sản phẩm tái chế.
Và bất chấp lo ngại cộng đồng gia tăng về rác thải nhựa tràn ngập đại dương, chính phủ Anh vẫn chưa giới thiệu những chính sách để kích thích đầu tư vào ngành công nghiệp tái chế nội địa lạc hậu.
Ngành công nghiệp kêu gọi nước Anh tái chế nhựa nhiều hơn
Ông Jacob Hayler, người đứng đầu Hiệp hội Dịch vụ Môi trường tại London, cho biết chính phủ Anh nên tạo ra nhu cầu đối với nhựa tái chế tại Anh thay vì chỉ cố tăng nguồn cung nhựa, để rồi sau đó bị đưa vào các thùng rác tái chế.
Tổng xuất khẩu rác thải nhựa của Anh giảm nhẹ trong 4 tháng đầu năm nay, giảm từ mức 243 triệu kg vào năm ngoái xuống 215 triệu kg trong năm nay, phản ánh sự đóng cửa gần như toàn bộ của nhập khẩu Trung Quốc.
Chính phủ Anh được kỳ vọng sẽ phát hành chiến dịch Rác thải và Nguồn nguyên liệu vào cuối năm nay, và các bộ trưởng đã nói về một số chính sách được đưa ra, gồm kế hoạch đổi vỏ chai nhựa để nhận lại một khoản tiền chênh lệch từ hệ thống máy tự động.
“Quét rác sang nhà người khác”
Tuy nhiên, những người bảo vệ môi trường nhận định báo cáo xuất khẩu mới nhất chỉ cho thấy sự không liên kết giữa việc phản đối dùng nhựa và sự thật là tiêu dùng đồ nhựa vẫn đang tăng cao.
“Quét rác sang nhà người khác không phải là một giải pháp đối với vấn đề nhựa của Anh. Thay vì vận chuyển rác thải nhựa vòng quanh thế thới, chúng ta nên cắt đứt nguồn cung của nó”, bà Fiona Nicholls, một người tham gia chiến dịch Greenpeace UK nói.
Những người hoạt động về ô nhiễm mỗi trường biển cũng cảnh báo rác thải nhựa cuối cùng có thể trở thành rác biển tại những quốc gia Đông Nam Á với cơ sở hạ tầng quản lý rác thải nghèo nàn.
Nhiều cảng biển tại Việt Nam, đã ghi nhận nhập khẩu rác thải nhựa của Anh tăng 50% trong năm nay, đang tạm dừng hoạt động này trong tháng 6 vì tồn đọng của các container chứa đầy nguyên liệu.
Malaysia, điểm đến hàng đầu của rác thải nhựa Anh, hiện đang xem xét lại chính sách nhập khẩu rác thải nhựa, theo công ty Resource Recycling.
Còn Ba Lan, điểm đến lớn thứ hai tại châu Âu của rác thải nhựa Anh, cũng đang muốn ngừng nhập khẩu rác thải vì lo ngại về “mafia bãi rác”, có liên quan tới hàng loạt vụ cháy lớn ở những khu vực này.