|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Lãi suất Ngân hàng SHB tăng tại hầu hết kỳ hạn trong tháng 5/2022

16:29 | 12/05/2022
Chia sẻ
Khảo sát tháng 5, lãi suất Ngân hàng SHB có sự điều chỉnh tăng tại hầu hết các kỳ hạn và có phạm vi dao động trong khoảng từ 3,6%/năm - 6,6%/năm dành cho tiền gửi các kỳ hạn từ 1 tháng trở lên, lĩnh lãi cuối kỳ.

Bước sang tháng 5, biểu lãi suất tiết kiệm tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) được điều chỉnh tăng tại đa số kỳ hạn so với trước. Do đó, lãi suất hiện nay dao động từ 3,6%/năm - 6,6%/năm dành cho tiền gửi các kỳ hạn từ 1 tháng trở lên, lĩnh lãi cuối kỳ. 

Lãi suất tại ngân hàng SHB tiếp tục được huy động theo hai khung tiền gửi khác nhau là dưới 2 tỷ đồng và từ 2 tỷ đồng đến 500 tỷ đồng. Riêng các khoản tiền trên 500 tỷ đồng, để có được thông tin chi tiết về lãi suất và các chương trình ưu đãi kèm theo, khách hàng cần liên hệ trực tiếp với nhân viên ngân hàng.

Xét tại định mức tiền gửi dưới 2 tỷ đồng, phạm vi lãi suất ngân hàng SHB trong khoảng từ 3,6%/năm đến 6,5%/năm, áp dụng cho các kỳ hạn từ 1 tháng trở lên.

Theo đó, SHB điều chỉnh tăng 0,1 điểm % lãi suất cho kỳ hạn 1 tháng lên quy định ở mức là 3,6%/năm. Trong khi kỳ hạn 2 tháng và 3 tháng đang cùng được triển khai với lãi suất chung là 3,8%/năm, tương ứng có mức tăng là 0,2 và 0,15 điểm %.

Trường hợp khách hàng gửi tiền kỳ hạn 4 tháng và 5 tháng sẽ được hưởng cùng mức lãi suất là 3,9%/năm. Trong đó, kỳ hạn 4 tháng tăng 0,2 điểm % còn kỳ hạn 5 tháng tăng 0,15 điểm %. 

Từ kỳ hạn 6 tháng đến 8 tháng, ngân hàng SHB đồng niêm yết lãi suất là 5,4%/năm. Theo đó, kỳ hạn 6 tháng có mức tăng là 0,2 điểm %; còn kỳ hạn 7 tháng và 8 tháng cùng tăng 0,1 điểm % cho mỗi kỳ hạn.

Các khoản tiền gửi có kỳ hạn 9 tháng được SHB áp dụng mức tăng là 0,2 điểm % lên huy động với lãi suất là 5,6%/năm. Trong khi kỳ hạn 10 tháng và 11 tháng được ấn định chung lãi suất tiền gửi là 5,5%/năm, tức chỉ tăng 0,1 điểm % so với trước.

Đối với các khoản tiền gửi dưới 2 tỷ đồng khi gửi tại ngân hàng SHB với kỳ hạn phổ biến là 12 tháng và 13 tháng, khách hàng sẽ lần lượt nhận lãi suất là 6,1%/năm và 6,2%/năm, tương ứng tăng tới 0,4 điểm % cho mỗi kỳ hạn. 

Tiền gửi tại kỳ hạn 18 tháng và 24 tháng được SHB quy định mức lãi suất là 6,3%/năm, có mức tăng lần lượt là 0,3 và 0,2 điểm %.

Ngoài ra, tiền gửi dưới 2 tỷ tại kỳ hạn dài nhất là 36 tháng trở lên được ngân hàng này đồng loạt huy động với lãi suất là 6,5%/năm, tăng 0,4 điểm %.

Tại định mức tiền gửi từ 2 tỷ đồng đến 500 tỷ đồng, khung lãi suất ngân hàng SHB có phạm vi từ 3,7%/năm - 6,6%/năm, tương ứng tại mỗi kỳ hạn ngân hàng này cộng thêm 0,1 điểm % so với định mức dưới 2 tỷ đồng. Tại đây, SHB cũng có sự điều chỉnh lãi suất như với định mức tiền gửi dưới 2 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, tất cả các khoản tiền gửi ngắn hạn dưới 1 tháng được SHB giữ lãi suất chung không đổi là 0,2%/năm.

Biểu lãi suất Ngân hàng SHB dành cho khách hàng cá nhân tháng 5/2022

 Nguồn: SHB.

Ngân hàng SHB hiện nay cũng áp dụng nhiều hình thức huy động vốn khác bên cạnh hình thức gửi tiết kiệm thông thường, có thể kể đến trong đó như: tiền gửi tiết kiệm online, sản phẩm tiết kiệm thông minh sản phẩm “Tình yêu cho con”, tiết kiệm điều chỉnh lãi suất cao nhất,…

Đáng chú ý nhất trong đó phải kể đến sản phẩm gửi tiết kiệm online của SHB hiện cũng được nhiều khách hàng lựa chọn bởi lãi suất ưu đãi có biên độ cao hơn từ 0,1 đến 0,35 điểm % so với gửi tiết kiệm tại quầy và đa dạng kỳ hạn lựa chọn đăng ký gửi tiền. Tại biểu lãi này, khung lãi suất cũng tăng tại hầu hết kỳ hạn so với khảo sát đầu tháng trước.

Vậy qua khảo sát trong tháng 5, lãi suất cao nhất tại ngân hàng SHB ghi nhận ở mức là 6,7%/năm, dành cho các khoản tiền gửi online dưới hình thức lĩnh lãi cuối kỳ có kỳ hạn từ 36 tháng trở lên.

Biểu lãi suất tiết kiệm online tại Ngân hàng SHB mới nhất tháng 5/2022

  Nguồn: SHB.



Quỳnh Hương

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.