Kinh tế tăng trưởng, thị trường chứng khoán đạt đỉnh nhưng 2018 có thể không được như năm trước
Thị trường chứng khoán 30/3: Nhóm trụ đồng khởi, VN-Index cuối cùng cũng bứt khỏi đỉnh lịch sử |
Chứng khoán chênh vênh trên đỉnh lịch sử |
Bức tranh kinh tế 2018 liệu có diễn biến tích cực?
Mức tăng trưởng GDP năm 2018 được dự báo tăng 6,6%. Trong đó, nhóm Nông-lâm-ngư nghiệp tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu theo hướng tập trung vào các sản phẩm giá trị cao. Ngành công nghiệp chế biến và chế tạo vẫn là trụ cột quan trong, ngành dịch vụ tăng trưởng nhờ cầu nội địa.
Tại Hội thảo Dự báo kinh tế Việt Nam và triển vọng đầu tư năm 2018 do CTCP Chứng khoán Phú Hưng (PHS), ông Phạm Huỳnh Thanh Trí - Trưởng phòng phân tích CTCP Quản lý quỹ Phú Hưng nhận định, nhóm Nông-lâm-ngư nghiệp tăng trưởng gấp đôi trong năm 2017 trong đó ngành thủy sàn có những bước phục hồi mạnh mẽ.
Hội thảo Dự báo kinh tế Việt Nam và triển vọng đầu tư năm 2018 do CTCP Chứng khoán Phú Hưng (PHS) tổ chức hôm 29/3,. (Ảnh: MĐ). |
Ông Trí nhận định, khu vực công nghiệp sản xuất vẫn có mức trăng trưởng nhưng không đồng đều khi ngành sản xuất chế tạo đạt mức tăng cao nhất trong vòng 7 năm nhưng ngành khai khoáng lại sụt giảm. Về khu vực dịch vụ, tài chính tiếp nối dài đà tăng trưởng. Trong đó ngành tài chính, bảo hiểm đạt mức tăng cao nhất trong 7 năm trở lại đây, còn ngành bất động sản cũng đạt mức tăng cao nhất trong vòng 4 năm.
Cũng theo ông Trí, ngành tài chính và bất động sản trong thời gian gần đây là lực đẩy chính cho thị trường chứng khoán tăng điểm. Các đà tăng giá của các mã cổ phiếu nhìn chung cũng phản ánh được kỳ vọng của nhà đầu tư về hiệu suất kinh doanh của các công ty trong nhóm ngành này.
Xét về nền kinh tế thế giới 2018, ông Trí dự báo tính hình kinh tế các quốc gia trên thế giới sẽ có tín hiệu khả quan trong đó có các quốc gia mới nổi trong khu vực Đông Nam Á.
Trở lại với các yếu tố nội tại trong nước, các hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2018 sẽ diễn ra sổi nôi. Mức tăng GDP quý I vừa qua có mức tăng cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây.
Nhìn lại các năm trước, diễn biến GDP thường có xu hướng thấp nhất trong quý I và sẽ tăng dần trong các quý tiếp theo. Ông Trí cho rằng điều đó chưa phải là yếu tố rõ ràng để cuối năm 2018 nền kinh tế có thể tăng trưởng mạnh.
Xét về yếu toàn cầu hóa, đây có thể tiềm ẩn rủi ro đến từ cơ chế phân bổ khi các quốc gia liên hệ với nhau, nếu một mắt xích gặp trục trặc sẽ ảnh hưởng đến các mắt xích còn lại. Ngoài ra, các vấn đề như Anh Quốc ly khai khỏi Liên minh Châu Âu (Eu) hay Mỹ có xu hướng bảo hộ mậu dịch sẽ là những yếu tổ tác động đến nền kinh tế.
Nguồn vốn FDI tăng bên cạnh lạm phát, tỷ giá, thâm hụt ngân sách cũng dự báo cao hơn
Năm 2018, Chuyên gia của Chứng khoán Phú Hưng cho rằng dòng vốn FDI sẽ tiếp tục tăng. Theo đó, năm nay, các hiệp định thương mại tự do bắt đầu có hiệu lực, dòng vốn có khả năng luân chuyển từ các nước lân cận, FDI giải ngân dự kiến tăng mạnh.
Nguồn dữ liệu: Cục Đầu tư nước ngoài, dự phóng năm 2018 của PHS |
Về lạm phát, PHS dự báo năm 2018 sẽ có mức lạm phát cao hơn do giá dịch vụ từ giáo dục, giá điện tăng hay việc có thể giá xăng dầu sẽ tăng khi giá dầu thế giới tiếp tục tăng. Tuy nhiên, PHS cho rằng việc tăng lạm phát sẽ không quá xa mục tiêu 4%.
Bên cạnh đó, PHS cũng dự báo tỷ giá VNĐ/USD sẽ tăng khoảng 2% trong năm nay dưới áp lực của việc Fed tăng lãi suất 3 lần trong năm, đạo luật thuế mới của Mỹ và cạnh tranh tiền tệ để duy trì xuất khẩu. Dù vậy, PHS cho rằng tỷ giá sẽ vẫn duy trì ổn định, không có biến động lớn do sự điều hành từ Ngân hàng nhà nước đang ổn định, lượng dự trữ ngoại tệ ghi nhận cao hơn các năm trước bên cạnh dòng tiền từ đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục chảy vào Việt Nam.
Ngoài ra, mức thâm hụt ngân sách năm 2018 có thể sẽ cao hơn năm 2017 với các áp lực đến từ nguồn thu dầu thô giảm do giảm sản lượng, thuế suất 0% từ các hiệp định Thương mại tự do ảnh hưởng đến nguồn thu từ xuất nhập khẩu và tổng chi trong năm có thể sẽ tiếp tục tăng. Tuy nhiên, thâm hụt có thể sẽ được hỗ trợ nhiều hơn từ các nguồn thu trong nước, bao gồm việc sửa đổi 5 Luật thuế và đẩy mạnh công tác thoái vốn khỏi các Doanh nghiệp Nhà nước lớn.
Nguồn dữ liệu: Dự phóng năm 2018 của PHS |
Thị trường chứng khoán đạt đỉnh nhưng năm 2018 có thể sẽ không được như năm trước
Ông Lu Hui Hung - Giám đốc Khối Phân tích và Tự doanh Công ty Cổ phần Chứng khoán (PHS) cho rằng nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng mạnh theo đó thị trường chứng khoán Việt Nam cũng có mức tăng đáng kể. VN-Index đã tăng trưởng trong suốt một năm qua và chỉ có vài lần điều chỉnh liên quan đến ngành ngân hàng, dầu khí.
Cuối năm 2017, thị trường chứng khoán có mức tăng trưởng cao nhất trong khu vực Đông Nam Á và xếp thứ 8 xét trên toàn thế giới. Một số ngành tăng trưởng mạnh nhất năm qua có thể kể đến các nhóm ngành công nghiêp dịch vụ, tài chính, ngân hàng hay bất động sản.
Khi các thành phần kinh tế đều tăng trưởng đã giúp VN-Index đạt đỉnh lịch sử. Ông Lu Hui Hung nói rằng 10 năm qua đã có nhiều sự thay đổi trên thị trường chứng khoán Việt Nam bao gồm về giá trị vốn hóa, khối lượng cổ phiếu cùng với chất lượng cổ phiếu.
Nhìn lại năm 2007, ông Lu Hui Hung cho biết P/E đạt 45 lần vào thời điểm VN-Index chạm đỉnh. Vào hiện tại, các cổ phiếu có xu hướng tốt hơn trong năm 2018. Doanh thu của các doanh nghiệp có mức ổn định hơn. Chỉ số ROE của các cổ phiếu thị trường Việt Nam đang ở mức cao nhất so với khu vực. Mức định giá của Việt Nam đang tương ứng với các thị trường Indonesia hay Philippines.
Ông Lu Hui Hung cho rằng thị trường chứng khoán thường đánh giá thực trạng nền kinh tế trước 2 quý. Theo chu trình kinh tế, thị trường Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm 2018 nhưng xu hướng tăng sẽ không còn như năm 2017 khi ông cho rằng thị trường có thể có sẽ gặp phải các thực trạng diễn ra từ nền kinh tế thế giới hiện nay. Theo đó, việc thắt chắt chính sách tiền tệ hay các cuộc chiến tranh thương mại có thể khiến hạ nhiệt thị trường.
Ông Lu Hui Hung khuyến nghị đầu tư vào các cổ phiếu có đà tăng trưởng đều đặn như ngành ngân hàng, tiêu dùng hay hàng không. Ngoài ra là các cổ phiếu có những câu chuyện nóng như thoái vốn hay các cổ phiếu liên quan đến hiệp định CPTPP bên cạnh các cổ phiếu được định giá thấp hay các cổ phiếu ngành xây dựng, vật liệu xây dựng có tiềm năng. Bên cạnh đó, ông Lui Hui Hung cũng lưu ý tới các ngành tiêu dùng, sức khỏe.
Riêng về ngành hàng không, ông Lu Hui Hung cho rằng đà tăng trưởng ảnh hưởng bởi sự gia tăng dân số và tăng trưởng GDP đầu người. Mỗi năm, ông Hung đánh giá ngành này sẽ tăng khoảng 10%.