|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Khoản thù lao lớn không thể át nỗi sợ của người giao hàng trong thời dịch COVID-19 hoành hành

15:52 | 23/04/2020
Chia sẻ
Nguy cơ nhiễm bệnh của người giao hàng khá cao trong thời dịch viêm phổi cấp COVID-19 hoành hành, bởi họ phải tiếp xúc với nhiều thành phần trong xã hội.

Là nhân viên giao các mặt hàng tạp hóa cho sàn thương mại điện tử Amazon ở tiểu bang California, anh Excelso Sabulao hi vọng có thể giúp đỡ cha mẹ một khoản thu nhập. Tuy nhiên, trong những ngày đại dịch COVID-19, vì đặc thù công việc phải tiếp xúc với nhiều cửa hàng và nhà dân nên anh sợ nó sẽ khiến mạng sống của anh và gia đình rơi vào nguy hiểm.

"Tôi luôn gửi trọn niềm tin vào Chúa. Bằng cách nào đó, tôi hi vọng mình sẽ được tha thứ. Một khi tôi nhiễm bệnh và mang virus đó về nhà thì điều đó chẳng khác nào một án tử mà chính tôi mang lại cho cha mẹ", thanh niên 35 tuổi thổ lộ.

Khoản thù lao lớn không thể át nỗi sợ của người giao hàng trong thời dịch COVID-19 hoành hành - Ảnh 1.

Excelso Sabulao, nhân viên giao hàng độc lập của Amazon. Ảnh: Reuters

Trước diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19, gần như toàn bộ dân số nước Mỹ phải ở nhà do các lệnh hạn chế mà chính phủ đưa ra. Sabulao là một trong vô vàn các nhân viên giao hàng của Amazon, với công việc vận chuyển các mặt hàng nhu yếu phẩm tới tận nhà. Tuy nhiên, anh và các nhân viên giao hàng khác đều cảm thấy bất công khi Amazon đã không tăng lương hay cung cấp các biện pháp bảo vệ họ - những người lao động tuyến đầu trong đại dịch toàn cầu.

Một sáng nọ, Sabulao phải di chuyển khoảng 1 giờ tới Dublin, một thành phố thuộc vịnh San Francisco, để nhận các đơn đặt hàng nhu yếu phẩm từ Whole Food do Amazon sở hữu. Anh hiện sống cùng với cha mẹ ở Stockton. 

Cách đây 3 năm, mẹ của anh đã trải qua một cơn đột quị nhẹ còn bố anh, một nhân viên Walmart, đang trong thời gian nghỉ phép vì chỗ làm phát hiện có người mắc COVID-19. Đối với Sabulao, việc chăm sóc cha mẹ - những người dễ bị tổn thương nhất vì dịch bệnh, là một phần văn hóa của người Philippines.

Chỉ đeo một khẩu trang màu trắng, Sabulao kéo 2 giỏ hàng chất đầy những túi giấy màu nâu có dấu logo của câu lạc bộ khách hàng thân thiết Amazon Prime. Anh nhanh chóng lấp đầy hàng hóa lên xe đang đỗ tại khu vực Amazon Flex. Đây là nơi dành riêng cho các nhân viên đã đăng kí giao hàng bằng phương tiện cá nhân.

Phần cực nhọc nhất của ca làm việc đã hoàn thành. Tuy nhiên, việc khiến Sabulao sợ nhất là phải lấy các đơn hàng từ khu vực sảnh của Whole Foods. Tại đây, các tài xế tập trung rất đông đúc bất chấp mọi khuyến nghị từ các nhà chức trách y tế phải đứng cách nhau tối thiểu 2 m. Sabulao đã luôn phải mở các kho lưu trữ làm mát như họ. Anh cũng chẳng có thời gian để lau sạch các bề mặt tiếp xúc ở đó.

"Cảnh tượng đó làm tôi thực sự sợ hãi. Bạn sẽ phải tiếp xúc với những bề mặt mà người khác để lại. Nhỡ ai đó đã ho vào thì sao", anh thú nhận.

Khoản thù lao lớn không thể át nỗi sợ của người giao hàng trong thời dịch COVID-19 hoành hành - Ảnh 2.

Trong những ngày đại dịch bùngp hát, nhân viên giao hàng độc lập có thể tới gần 300 USD mỗi ngày. Ảnh: Reuters

Amazon khẳng định găng tay, mặt nạ và nước khử trùng luôn có sẵn tại cửa hàng Dublin Whole Food và các cơ sở. "Chúng tôi cam kết giữ gìn sự an toàn và khỏe mạnh cho các nhân viên. Tập đoàn luôn yêu cầu các nhân viên phải giãn cách xã hội và khuyến cáo các nhân viên giao hàng phải cách xa khách hàng", Amazon tuyên bố.

Sabulao tháo khẩu trang và bắt đầu lái xe. Ở mỗi điểm giao hàng, anh sẽ quét mã số trên các gói hàng tạp hóa bằng chiếc điện thoại thông minh và mang chúng đến tận thềm cửa của nhà dân.

Người đàn ông 35 tuổi muốn giảm thiểu tiếp xúc với khách hàng càng nhiều càng tốt. Ứng dụng Amazon cũng cho phép nhân viên giao hàng nhắn tin cho người mua để trao đổivề vị trí đặt hàng và thời gian giao hàng dự kiến.

Tuy nhiên, trong 21 đơn giao hàng vào ngày đó, Sabulao đã không thể tránh mặt ai. Khi anh giao hàng đến nơi thì cũng là lúc có một người phụ nữ đang lái xe vào gara, buộc anh phải đặt những gói hàng bên cạnh xe ô tô của cô. Tại điểm giao hàng khác, một khách hàng đã mở sẵn cửa, cúi xuống và lau sạch những món đồ mà cô ấy đã đặt.

Dù vậy, đối với bản thân Sabulao, công việc này đôi khi cũng đáng để anh mạo hiểm. Vào khoảng thời gian đầu của đại dịch, một người mua sắm hào phóng đã trả anh tới 83 USD trong khi đơn hàng đó chỉ có 10 USD. Hôm đấy, anh đã kiếm tổng cộng 289 USD trong vòng 7 tiếng làm việc, một nửa trong số đó đến từ tiền khách hàng cho thêm. Theo Sabulao, kiếm 200 USD là chuyện hết sức bình thường trong thời gian này.

Dù vậy, càng ngày anh càng cảm thấy phần thưởng cho công việc đang thay đổi. Hiện tại, mức lương cho việc giao hàng đã tăng đột biến, đẩy Sabulao cùng các đồng nghiệp vào tình cảnh kiếm ít tiền hơn. Ngoài ra, nguồn cung cấp khăn lau cá nhân mà anh tích trữ cũng đang dần cạn kiệt. Anh mong mỏi Amazon sẽ cung cấp cho anh và các đồng nghiệp nước rửa tay.

"Thực sự mà nói, chúng tôi đang mạo hiểm mạng sống của mình để đi giao hàng nhưng bỏ việc không phải là sự lựa chọn lúc này. Tôi còn phải thanh toán rất nhiều hóa đơn", anh nói.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Ngọc Anh

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.