|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Kết cục của những thương hiệu nuối tiếc hào quang đến mức không chịu thay đổi bản thân

13:55 | 11/11/2019
Chia sẻ
Khách hàng truyền thống thường tỏ ra thờ ơ khi doanh nghiệp quảng bá những dự án sản phẩm mới. Trong khi đó, nội bộ doanh nghiệp cũng hoang mang trước tất cả những thay đổi mạnh mẽ đang diễn ra.

Chúng ta thấy rất nhiều sách, bài báo, blog viết về những nhãn hiệu nổi tiếng như DEC, Xerox, AT&T, Kodak và những nỗ lực của họ trong việc chuyển từ ngành kinh doanh tăng trưởng chậm tới tăng trưởng nhanh. 

DEC tiến hành cuộc cách mạng máy tính để bàn, Xerox phát động trào lưu in laser, Kodak dấn thân vào mảng máy ảnh kỹ thuật số.

Chuyển đổi một đế chế kinh doanh để thích nghi với những thay đổi về công nghệ mang tính nền tảng không phải là nhiệm vụ dễ dàng. Cổ đông sẽ rất thất vọng khi họ đầu tư rất nhiều tiền nhưng doanh nghiệp không đạt lợi nhuận như kì vọng.

kodak

Máy ảnh phim hai ống kính - một sản phẩm độc đáo của Kodak. Nó dùng hai ống kính để chụp một cảnh, và nổi tiếng vì dễ sử dụng. Ảnh: Lomography.com

Khách hàng truyền thống thường tỏ ra thờ ơ khi doanh nghiệp quảng bá những dự án sản phẩm mới. Trong khi đó, nội bộ doanh nghiệp cũng hoang mang trước tất cả những thay đổi mạnh mẽ đang diễn ra.

Mặc dù khó khăn nhưng các nhà lãnh đạo không còn lựa chọn nào khác. Họ phải tìm ra cách để có ý tưởng tốt hơn hay công nghệ hữu hiệu hơn, ngay cả khi việc đó có thể đe dọa công việc kinh doanh nền tảng. 

Nếu không nhanh tay hành động, họ sẽ đối mặt tương lai khó lường, nhất là khi công nghệ không ngừng đổi mới và có thể tạo sức bật lớn cho hoạt động kinh doanh.

Chiến thuật "thay ngựa"

Khi đối mặt với sự thay đổi, doanh nghiệp phải tìm ra cách để "thay ngựa". Khi Lotus nhận thấy bảng tính dạng 1-2-3 trong máy tính của họ lép vế khi thế giới máy tính để bàn chuyển sang hướng sử dụng hệ điều hành Windows và phần mềm Microsoft's Excel, họ dồn mọi nguồn lực cho sản phẩm phần mềm nhóm Notes và buộc phải từ bỏ bảng tính - lĩnh vực vốn là thế mạnh của họ. 

Và câu chuyện của họ đã có một kết thúc đẹp khi IBM mua Lotus và Notes với giá 3,5 tỷ USD.

Gillette cũng tự tấn công nhãn hàng của họ bằng việc sản xuất những lưỡi dao cạo mới với nhiều tính năng cải tiến. Về cơ bản, đó là cách họ duy trì 60% thị phần trong ngành. Khi Gillette tạo ra lưỡi dao cạo tốt hơn, họ đã dùng nó để chống lại chính bản thân.

Liệu việc ra mắt một nhãn hiệu mới hay thậm chí doanh nghiệp mới có giúp khai thác thị trường hiệu quả hơn? Lẽ ra Cadillac phải nhanh chóng trình làng nhãn hiệu mới để cạnh tranh với các đối thủ nặng ký đến từ Đức và Nhật. 

Cadillac đã cố gắng tận dụng thương hiệu Cadillac mà không đem lại thành công nào và đã bỏ lỡ một phần quan trọng trên thị trường ô tô. 

McDonald's nỗ lực để đua tranh với thành công chóng mặt của pizza bằng cách cho ra đời McPizza, một thất bại đáng xấu hổ. Giờ đây, họ mua lại một chuỗi nhà hàng pizza mang tên Donato's. Và nhãn hàng mới mang tới chiến lược hiệu quả hơn.

Thế giới đang ngày càng thay đổi như vũ bão. Chính vì thế, việc không đối đầu và xử lý những thay đổi phía trước có thể sẽ gây ra nhiều rắc rối hơn bất cứ sai lầm nào khác.

Duy Văn