IEA: Tăng trưởng nhu cầu dầu sẽ chậm lại vì căng thẳng thương mại và giá dầu cao
Theo đó, cơ quan cho biết tăng trưởng nhu cầu ước tính cho năm 2018 và 2019 đã giảm 110.000 thùng/ngày xuống lần lượt 1,3 triệu thùng/ngày và 1,4 triệu thùng/ngày.
“Đối với nhiều quốc gia đang phát triển, giá dầu quốc tế cao cùng với đồng tiền mất giá so với USD khiến mối đe dọa về tổn hại kinh tế trở nên nghiêm trọng hơn”, theo IEA.
Mỹ và Trung Quốc đã áp thuế quan lên hàng hóa mỗi quốc gia trong những tháng gần đây, dẫn đến sự điều chỉnh xuống đối với các dự báo về kinh tế và dấy lên lo ngại trên thị trường chứng khoán. Sự gia tăng của đồng USD cũng gây áp lực lên các đồng tiền thị trường mới nổi, khiến một số nhà tiêu thụ dầu lớn phải chi nhiều hơn khi nhập khẩu mặt hàng này.
Ảnh: Reuters. |
Tuy nhiên, IEA báo cáo, ngay cả khi tăng trưởng nhu cầu suy yếu đang bao trùm thị trường, tổng tiêu thụ dầu, đạt khoảng 100 triệu thùng/ngày, vẫn là rất mạnh và giúp dầu thô xác lập mức giá trên 80 USD/thùng.
Ước tính mới, theo sau sự điều chỉnh giảm của OPEC, được đưa ra khi các nhà sản xuất toàn cầu chịu nhiều áp lực hơn trong việc gia tăng sản lượng để bù đắp sự mất mát từ Iran.
Sản lượng dầu thô của OPEC tăng 100.000 thùng/ngày trong tháng 9 lên 32,8 triệu thùng/ngày. Sản lượng dầu của các nhà sản xuất không thuộc OPEC được dự báo tăng 2,2 triệu thùng/ngày và 1,8 triệu thùng/ngày trong năm 2018 và 2019, dẫn đầu là Mỹ.
Xuất khẩu dầu của Tehran dự kiến tiếp tục giảm khi lệnh trừng phạt mới của Mỹ có hiệu lực vào tháng tới, với Tổng thống Mỹ Donald Trump gây áp lực lên OPEC để gia tăng sản lượng.
Trong khi IEA cho biết, thị trường dầu hiện có nguồn cung thích hợp, nhưng nhu cầu mạnh mẽ và nguồn cung gia tăng đang đẩy nhiều phần của hệ thống tới giới hạn.
Công suất sản lượng không dùng đến giảm xuống chỉ còn 2% nhu cầu thế giới. Điều ngày nghĩa là chỉ có một lượng công suất giới hạn sẵn có phòng trường hợp nguồn cung khác bị gián đoạn.