BNEWS Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết nhu cầu khí đốt toàn cầu dự kiến sẽ tăng hơn 100 tỷ mét khối (tương đương 2,5%) trong năm 2024, nhờ đà tăng trưởng liên tục của các thị trường châu Á.
Ngày 1/3, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cho biết lượng khí thải CO2 liên quan đến ngành năng lượng trong năm 2023 cao kỷ lục, mặc dù mức tăng thấp hơn so với những năm trước đó.
Giới giao dịch và các nhà phân tích nhận định việc Trung Quốc tăng cường lượng dầu dự trữ và các nước tăng cường mua dầu do lo ngại tình trạng gián đoạn hoạt động vận chuyển tại Biển Đỏ leo thang sẽ hỗ trợ nhu cầu dầu toàn cầu và giá dầu trong ngắn hạn.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ngày 14/2 cho biết bộ trưởng của các nước thành viên IEA đã bắt đầu đàm phán với Ấn Độ về việc nước này nộp đơn xin trở thành thành viên chính thức của cơ quan gồm 31 quốc gia có trụ sở tại Paris (Pháp).
Báo cáo của IEA cho biết tiêu thụ than toàn cầu năm ngoái tăng 3,3% lên 8,3 tỷ tấn. Trong nửa đầu năm 2023, nhu cầu than toàn cầu ước tính tăng khoảng 1,5% với tổng số khoảng 4,7 tỷ tấn.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ngày 15/2 cho biết cho biết Trung Quốc sẽ chiếm gần 50% mức tăng nhu cầu dầu thô trong năm 2023 sau khi nước này nới lỏng các biện pháp kiềm chế dịch COVID-19.
Dự kiến cuộc họp sẽ diễn ra vào ngày 15/2 tới theo hình thức trực tuyến. Nếu diễn ra, đây sẽ là hội nghị đặc biệt cấp bộ trưởng đầu tiên IEA triệu tập trong những năm gần đây.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ngày 16/12 cho hay lượng than sử dụng trên toàn thế giới sẽ đạt kỷ lục mới trong năm nay, giữa bối cảnh nhu cầu đối với nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm môi trường nặng nề này vẫn cao.
Trong báo cáo “Cách thức tránh tình trạng thiếu khí đốt ở Liên minh châu Âu năm 2023”, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã đề xuất một danh sách các biện pháp trị giá khoảng 100 tỷ euro (105,3 tỷ USD) giúp Liên minh châu Âu (EU) tránh tình trạng thiếu hụt khí đốt.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), lệnh cấm sắp tới của Liên minh châu Âu (EU) đối với dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ được vận chuyển bằng đường biển của Nga cùng với trần giá mà Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) áp đặt lên các sản phẩm này sẽ khiến thị trường dầu mỏ khó đoán định chưa từng có, trong khi giá đã ở mức cao và những thách thức kinh tế sâu sắc.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ngày 13/10 cho biết, xuất khẩu dầu của Nga đã giảm gần 4% trong tháng 9/2022, do doanh số bán dầu sang châu Âu giảm mạnh trước khi các lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) có hiệu lực vào cuối năm nay.
Phóng viên TTXVN tại Pháp, dẫn thông báo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết cuộc khủng hoảng khí đốt, chủ yếu do xung đột ở Ukraine (U-crai-na), đã khiến nhu cầu than toàn cầu tăng mạnh. Ước tính mức tiêu thụ than toàn cầu sẽ tăng 0,7% vào năm 2022.
Cơ quan Năng lượng quốc tế ngày 5/7 dự báo tiêu thụ khí đốt sẽ giảm nhẹ trong năm nay do giá tăng cao và Nga cắt giảm lượng khí đốt cung cấp cho châu Âu.
IEA đã kết thúc hội nghị khẩn cấp bộ trưởng trong ngày 1/4 để thảo luận về tình hình thị trường dầu mỏ cũng như đưa ra quyết định về việc cùng giải phóng dầu từ các kho dự trữ chiến lược.
Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) ngày 25/2 đã cam kết sẽ bảo vệ an ninh năng lượng toàn cầu, sau cuộc họp thảo luận về tình hình căng thẳng Nga-Ukraine.