|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

IEA: Nguồn cung dầu toàn cầu lên cao kỷ lục trong tháng 8

07:14 | 15/09/2018
Chia sẻ
Theo báo cáo thị trường dầu hàng tháng của cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) công bố hôm 15/9, nguồn cung dầu toàn cầu đã tăng trưởng nhanh chóng trong tháng 8, đạt mức kỷ lục 100 triệu thùng/ngày.
iea nguon cung dau toan cau len cao ky luc trong thang 8 Giá dầu thô chạm gần đỉnh 4 năm vì lo ngại bão nhiệt đới ảnh hưởng tới nguồn cung

Sản lượng tăng từ Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã bù đắp sự sụt giảm theo mùa từ các thành viên không thuộc OPEC. Mặc dù nguồn cung không thuộc OPEC cũng đã tăng 2,6 triệu thùng/ngày trong cùng kỳ năm ngoái, dẫn đầu là Mỹ.

IEA dự báo, sản xuất từ các quốc gia không thuộc OPEC sẽ tăng 2 triệu thùng/ngày vào năm 2018 và 1,8 triệu thùng/ngày vào năm 2019, nhờ tăng trưởng không ngừng từ mức sản lượng kỷ lục của Mỹ.

Trong khi đó, dữ liệu trong tháng 8 cho thấy, nguồn cung dầu thô của OPEC lên cao nhất trong 9 tháng ở 32,63 triệu thùng/ngày, bất chấp những lo ngại về sự suy giảm sản lượng và sự ngăn chặn tiếp cận của các nhà sản xuất lớn như Venezuela và Iran. Khối lượng lớn hơn từ Nigeria và Arab Saudi, cũng như sự tăng trưởng tại Libya và Iraq đã bù đắp cho sự thiếu hụt đó.

iea nguon cung dau toan cau len cao ky luc trong thang 8
Ảnh:

15 quốc gia thành viên của OPEC đã thống nhất bắt đầu tăng sản lượng từ tháng 7 năm nay để ổn định thị trường và bù đắp sản lượng giảm từ các nhà cung cấp lớn Iran và Venezuela, nhà sản xuất lớn thứ 3 và thứ 6 của OPEC.

Tehran đang phải đối mặt với việc mất gần hết thị trường xuất khẩu năng lượng khi chính quyền ông Trump chuẩn bị lệnh trừng phạt lên doanh số bán dầu của quốc gia này vào ngày 4/11, sau khi rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran hồi tháng 5 vừa qua.

Số liệu của tháng 8 cho thấy, sản lượng của Iran giảm 150.000 thùng/ngày xuống còn 3,63 triệu thùng/ngày, mức thấp nhất kể từ tháng 7/2016, khi người mua giảm các đơn đặt hàng vì phải đối mặt với các mức phạt sắp tới của Mỹ.

Thỏa thuận Iran được biết đến là Kế hoạch hành động toàn diện chung và được ký kết với 5 cường quốc thế giới khác, nhằm chất dứt các lệnh trừng phạt đối với Iran và đổi lấy các giới hạn cho chương trình hạt nhân của quốc gia này. Các biện pháp trừng phạt mới bị Washington áp lên các phần khác của nền kinh tế trong tháng 8 đã làm đồng nội tệ của Iran trượt giá.

Trong khi đó, cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài của Venezuela đã khiến hoạt động sản xuất sụp đổ, với nguồn cung 1 triệu thùng/ngày đã biến mất khỏi thị trường trong hai năm qua, và sản lượng được dự kiến sẽ tiếp tục giảm nhanh chóng.

Xem thêm

Hạnh Phương