|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Hồ sơ Pandora tiết lộ khối tài sản ngầm khổng lồ, các nguyên thủ quốc gia khó ăn nói với người dân

14:24 | 04/10/2021
Chia sẻ
Trong những ngày tới, truyền thông quốc tế sẽ công bố những phát hiện đầu tiên từ Hồ sơ Pandora, bắt đầu bằng các giao dịch tài chính nước ngoài của một số nhà lãnh đạo chính trị quyền lực bậc nhất thế giới.

Tổng quan về "Hồ sơ Pandora"

Các giao dịch và tài sản bí mật của hàng trăm người giàu có cũng như quyền lực nhất thế giới đang dần được tiết lộ trong vụ rò rỉ tài liệu lớn nhất trong lịch sử.

"Hồ sơ Pandora" chứa 11,9 triệu tệp tin từ các công ty được những khách hàng giàu có thuê để thành lập doanh nghiệp và quỹ tín thác ở các thiên đường thuế như Panama, Dubai, Monaco, Thụy Sĩ và Quần đảo Cayman.

Hồ sơ Pandora công khai tài sản bí mật ở nước ngoài của 35 nhà lãnh đạo thế giới, bao gồm tổng thống, thủ tướng, nguyên thủ quốc gia đương nhiệm cũng như đã mãn nhiệm. Ngoài ra, tập tài liệu còn làm sáng tỏ nguồn tài chính bí mật của hơn 300 quan chức nhà nước như bộ trưởng, thẩm phán, thị trưởng và tướng quân đội ở hơn 90 quốc gia.

Hơn 100 tỷ phú cũng có mặt trong tập dữ liệu bị rò rỉ, bên cạnh một số người nổi tiếng, ngôi sao nhạc rock và lãnh đạo doanh nghiệp. Rất nhiều người sử dụng các công tỷ vỏ bọc để giữ những mặt hàng xa xỉ như bất động sản, du thuyền, cũng như tài khoản ngân hàng ẩn danh.

Thậm chí, các tỷ phú này còn lưu trữ nhiều tác phẩm nghệ thuật khác nhau, từ cổ vật Campuchia bị đánh cắp đến các bức họa của Picasso và bức tranh tường của Banksy, theo Guardian.

Hồ sơ Pandora: Truyền thông khai phát súng đầu tiên, giới lãnh đạo chính trị sẽ khó ăn nói với công chúng - Ảnh 1.

Hồ sơ Pandora tiết lộ hoạt động bên trong thế giới tài chính ngầm, cung cấp một góc nhìn hiếm hoi vào các khâu vận hành bí mật của một nền kinh tế nước ngoài. (Ảnh: Guardian).

Hồ sơ Pandora còn tiết lộ hoạt động bên trong thế giới tài chính ngầm, cung cấp một góc nhìn hiếm hoi vào các khâu vận hành bí mật của một nền kinh tế nước ngoài, nơi thường giúp người giàu che giấu tài sản cũng như trốn thuế.

Hiệp hội Báo chí Điều tra Quốc tế (ICIJ) ở Washington là đơn vị đầu tiên tiếp cận các tài liệu bị rò rỉ. ICIJ đã chia sẻ quyền truy cập với một số đối tác truyền thống như Guardian, BBC Panorama, Le Monde Washington Post. Hơn 600 nhà báo đã lật giở từng trang tài liệu để tiến hành cuộc điều tra.

Guardian nhấn mạnh, Hồ sơ Pandora là vụ rò rỉ thông tin tài chính quốc tế mới nhất, và lớn nhất về khối lượng dữ liệu từ năm 2013 đến nay.

Sau hơn 18 tháng phân tích dữ liệu, Guardian và các hãng truyền thông khác sẽ công bố phát hiện trong những ngày tới, bắt đầu bằng thông tin về các giao dịch tài chính nước ngoài của một số nhà lãnh đạo chính trị quyền lực bậc nhất thế giới.

Ông Gerard Ryle - Giám đốc của ICIJ, dự đoán Hồ sơ Pandora sẽ gây ra tác động lớn hơn so với những vụ rò rỉ trước, đặc biệt là khi chúng được công khai giữa một đại dịch đang làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng…

Hồ sơ Pandora là phiên bản khủng hơn của Hồ sơ Panama, sâu rộng hơn và chi tiết hơn

Ông Gerard Ryle, Giám đốc của ICIJ, nhấn mạnh.

Theo một nghiên cứu năm 2020 của OECD, ít nhất 11,3 nghìn tỷ USD tài sản đang được cất giữ ở nước ngoài. "Đây là số tiền bị thất thoát của chính phủ các nước, và tiền này có thể được dùng để hỗ trợ chúng ta phục hồi từ đại dịch COVID-19".

Thông tin ban đầu từ Guardian cho thấy Việt Nam là một trong các địa điểm có liên quan trong Hồ sơ Pandora, song chi tiết chưa được tiết lộ.

Hồ sơ Pandora: Truyền thông khai phát súng đầu tiên, giới lãnh đạo chính trị sẽ khó ăn nói với công chúng - Ảnh 3.

Việt Nam có liên quan tới Hồ sơ Pandora. (Ảnh chụp màn hình từ Guardian).

Các nhà lãnh đạo sẽ khó ăn nói với người dân

Một số cái tên được công bố đầu tiên có Vua Abdullah II, người đang cai trị Jordan. Theo các tài liệu bị rò rỉ, vị vua này đã tích lũy được một khối tài sản bí mật trị giá 100 triệu USD trải dài khắp Malibu, Washington và London.

Vua Jordan từ chối trả lợi phỏng vấn của Guardian nhưng khẳng định không có gì sai khi ông sở hữu tài sản thông qua các công ty nước ngoài. Jordan dường như đã chặn website của ICIJ vào ngày 3/10, chỉ vài giờ trước khi Hồ sơ Pandora được công bố.

Các tài liệu mật cũng cho thấy gia đình Aliyev cầm quyền tại Azerbaijan đã giao dịch gần 400 triệu bảng Anh bất động sản tại Vương quốc Anh trong những năm gần đây. Một trong các địa ốc này được bán cho tổ chức Crown Estate của Nữ hoàng Elizabeth II.

Ngoài ra, Hồ sơ Pandora cũng đe dọa gây ra những xáo trộn chính trị cho hai nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU). Thủ tướng Andrej Babiš của Cộng hòa Séc đang phải đối mặt với câu hỏi tại sao ông lại sử dụng một công ty đầu tư nước ngoài để thâu tóm một lâu đài trị giá 22 triệu USD ở miền nam nước Pháp.

Và tại Cyprus, vốn là một thiên đường thuế có tiếng, Tổng thống Nicos Anastasiades có thể sẽ phải giải trình tại sao một công ty luật do ông thành lập lại bị cáo buộc che giấu khối tài sản của một tỷ phú Nga tai tiếng bằng các chủ sở hữu công ty giả mạo.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cũng có tên trong tập tài liệu bị rò rỉ. Khi ra tranh cử vào năm 2009, ông Zelenskiy đã cam kết sẽ làm sạch nền kinh tế nổi tiếng với nạn tham nhũng và chịu sự chi phối của giới tài phiệt.

Trong chiến dịch tranh cử, ông Zelenskiy đã chuyển 25% cổ phần trong một công ty nước ngoài cho một người bạn thân. Người bạn này hiện đang là cố vấn cấp cao cho Tổng thống Zelenskiy.

Tổng thống Nga Vladimir Putin, người mà chính phủ Mỹ nghi ngờ có tài sản bí mật, lại không có tên trong Hồ sơ Pandora. Tuy nhiên, rất nhiều cộng sự thân cận của ông Putin, bao gồm người bạn thân nhất thời thơ ấu Petr Kolbin (hiện đã qua đời) và một người phụ nữ mà ông Putin được cho là từng có quan hệ tình cảm, đều nằm trong danh sách.

Hệ thống tài chính ngầm còn trải dài từ châu Phi đến châu Mỹ Latin và châu Á. Do đó, các chính trị gia trên toàn thế giới có thể phải đối mặt với áp lực từ chính người dân trong nước nếu Hồ sơ Pandora tiếp tục được tiết lộ.

Tại Kenya, Tổng thống Uhuru Kenyatta đã tự nhận mình là kẻ thù của tham nhũng. Sắp tới, ông Kenyatta sẽ phải lý giải tại sao bản thân ông và những người thân cận lại tích lũy được hơn 30 triệu USD tài sản ở nước ngoài, bao gồm bất động sản ở London.

Trọng một diễn biến có thể khiến Tổng thống Mỹ Joe Biden bẽ mặt, Hồ sơ Pandora còn cho thấy Mỹ nổi lên như một thiên đường thuế hàng đầu. Các tài liệu chỉ ra rằng bang South Dakota đang che giấu hàng tỷ USD của cải liên quan đến những cá nhân từng bị cáo buộc là tội phạm tài chính nguy hiểm. Trước đó, ông Biden từng hứa hẹn sẽ dẫn dắt các nước khác mang lại sự minh bạch cho hệ thống tài chính toàn cầu.

Yên Khê

Chủ tịch SSI: Rủi ro lớn nhất của thị trường nằm ở niềm tin nhà đầu tư
Công ty chứng khoán đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất 8.112 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 3.398 tỷ đồng. So với kết quả 2023, các chỉ tiêu này tăng lần lượt 13% và 19% và là mức cao kỷ lục.