|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Grab khẳng định không liên quan đến khoản tiền Uber nợ Cục Thuế TP HCM 53 tỷ đồng

20:21 | 06/04/2018
Chia sẻ
Chính thức rút khỏi thị trường Việt Nam vào ngày 8/4 tới nhưng Uber vẫn chưa giải quyết hết các vấn đề tranh cãi liên quan đến thuế.
grab khang dinh khong lien quan den khoan tien uber no cuc thue tp hcm 53 ty dong Grab khẳng định không trả nợ hơn 53 tỷ đồng tiền thuế thay Uber
grab khang dinh khong lien quan den khoan tien uber no cuc thue tp hcm 53 ty dong Uber - Grab sáp nhập, quyền lợi người tiêu dùng có ảnh hưởng?

Hiện Cục thuế TP HCM đã gửi công văn thông báo khoản nợ thuế và tiền phạt nộp chậm hơn 53 tỷ đồng của Uber đến Grab. Tuy nhiên, đại diện Grab cho rằng, họ không liên quan đến khoản tiền mà Cục thuế TP HCM đang truy thu Uber. Grab không mua lại tư cách pháp nhân của Uber tại Việt Nam, Uber phải chịu toàn bộ trách nhiệm pháp lý giải quyết các vấn đề liên quan đến nghĩa vụ thuế với cơ quan thuế.

Tuy nhiên, theo quan điểm của Bộ Tài chính và Cục Thuế TP, khi đã chuyển nhượng toàn bộ cho công ty khác, thì nghĩa vụ và quyền lợi cũng sẽ được chuyển cho công ty chuyển nhượng, trong đó bao gồm cả thuế. Hơn nữa, tại Grab hiện có 27,5% cổ phần của Uber. Để làm rõ trách nhiệm nộp thuế này, Grab xin gia hạn đến ngày 10/4, tức sau việc sáp nhập Uber vào Grab có hiệu lực 2 ngày.

grab khang dinh khong lien quan den khoan tien uber no cuc thue tp hcm 53 ty dong
Ảnh minh họa

Theo các chuyên gia, Uber phải là đối tượng chính trả nợ thuế. Luật sư Trần Minh Hải, Giám đốc điều hành công ty Luật Basico, cho rằng: “Uber, trụ sở tại San Francisco tại Mỹ và của Singapore là công ty Grab, họ thỏa thuận với nhau để phân định thị trường. Thế thì pháp nhân của Uber vẫn còn tồn tại, chưa hề chấm dứt ngay cả khi sáp nhập vào một pháp nhân khác. Do đó, nếu Uber có nghĩa vụ nộp thuế, thì nghĩa vụ đó vẫn còn tồn tại nguyên của Uber. Thậm chí ngay cả trường hợp hai bên có thỏa thuận Grab phải gánh thay các khoản thuế… Trong trường hợp này, nghĩa vụ nộp thuế thuộc về Uber chứ không phải Grab. Nếu họ hoàn toàn rút ra nước ngoài, trường hợp không có trọng tài thì phải đưa ra tòa án, chờ có bản án, sau đó, xin thi hành án ở nước ngoài. Trước mắt, chúng ta sẽ đối mặt với thủ tục rất phức tạp trong tố tụng của Việt Nam”.

Lê Loan