|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giới chuyên gia: Không phải Trung Đông, lo ngại nhu cầu mới là áp lực của thị trường dầu

20:07 | 09/10/2019
Chia sẻ
Căng thẳng thương mại toàn cầu và tác động tiềm năng của nó đối với nhu cầu dầu thô trở nên quan trọng hơn đối với thị trường dầu so với các cuộc tấn công gần đây vào cơ sở hạ tầng năng lượng tại Trung Đông.

Phát biểu tại chương trình "Squawk Box Europe" của CNBC hôm 9/10, bà Helima Croft, Giám đốc quản lý và người đứng đầu phòng chiến lượng hàng hóa toàn cầu của RBC Capital Markets cho biết: "Chúng ta vẫn có mối lo ngại lớn về nhu cầu. Đây là yếu tố gây áp lực lên thị trường dầu".

"Sự thay đổi lớn trên thị trường dầu trong năm nay là chiến tranh thương mại (giữa Mỹ và Trung Quốc) khởi động lại và chỉ cần lo ngại về chiến tranh thương mại vẫn đeo bám thị trường, OPEC có thể làm bất kì điều gì có thể liên quan tới giảm sản lượng nhưng câu hỏi là liệu thị trường có thể được đẩy cao hơn?"

Giá dầu đã giảm phiên thứ ba liên tiếp trong ngày thứ Tư (9/10) vì căng thẳng mới giữa Washington và Bắc Kinh. Căng thẳng leo tháng trước khi các cuộc đàm phán giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới được nối lại vào thứ Năm (10/10).

Theo CNBC, giá dầu Brent tiêu chuẩn giao dịch ở mức 58,09 USD/thùng vào sáng ngày 9/10, trong khi giá dầu thô ngọt nhẹ WTI ghi nhận ở mức 52,49 USD/thùng.

Trong hơn 12 tháng qua, giá dầu thô Brent đã giảm từ đỉnh khoảng 84 USD/thùng trong bối cảnh lo ngại nguồn cung tăng và nhu cầu yếu một lần nữa, tình trạng khiến giá dầu giảm mạnh từ giữa năm 2014 đến 2016.

Giá ổn định trở lại phần lớn nhờ OPEC và các nhà sản xuất không thuộc tổ chức, gồm cả Nga, đạt được thống nhất về thỏa thuận hạn chế sản xuất vào cuối năm 2016.

Tuy nhiên, nguồn cung dầu đá phiến Mỹ và dự trữ dầu thô tăng trở lại đã chỉ một đợt dư thừa khác tại cùng thời điểm nhu cầu suy yếu vì cuộc tranh chấp thương mại đang diễn ra.

102912383-GettyImages-482963919

Ảnh: Getty Image.

Mặc dù vậy, OPEC và các đồng minh đã nhất trí và một lần nữa xác nhận cam kết giảm lượng trong tháng 7, kéo dài thỏa thuận giảm sản xuất sang tới tháng 3/2020.

Buổi gặp mặt quan trọng tiếp theo của OPEC và các nhà sản xuất không thuộc tổ chức sẽ diễn ra vào tháng 12. 

Bà Croft cũng lưu ý giá dầu hiện tại không ở mức hầu hết các thành viên của tổ chức sản xuất dầu mong muốn. 

"Giá không ở mức các nhà sản xuất mong muốn. Nhiều quốc gia cần mức giá hòa vốn cho ngân sách ở 80 USD. Vì vậy, mức giá hiện tại không tốt đối với hầu hết các quốc gia OPEC",  bà cho hay. 

Theo bà, câu hỏi được đặt ra là liệu OPEC có thực hiện một đợt giảm lớn và liệu Arab Saudi, quốc gia điều hành chính sách của OPEC, sẽ chịu trách nhiệm nhiều hơn hay liệu có thể đạt được mức cam kết thực hiện thỏa thuận giảm sản lượng (từ các nhà sản xuất khác) tốt hơn hay không?

Liên minh được gọi là OPEC+ có thể lo ngại về việc cắt sản xuất nhiều hơn trong trường hợp lo ngại về nhu cầu bị làm trầm trọng hóa, từ đó tác động tới cảm nhận của thị trường. 

Tháng trước, các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và tên lửa, do phiến quân Houthi của Houthi thực hiện, đã khiến sản lượng dầu của Arab Saudi giảm một nửa. 

Arab Saudi và Mỹ đã gợi ý rằng Iran có vai trò hoặc chịu trách nhiệm về cuộc tấn công vào cơ sở khai thác dầu mỏ Abqaiq và Khurais của Saudi Aramco. Iran bác bỏ các cáo buộc, và nói các cuộc tấn công là vô nghĩa. 

Các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng khác ở Trung Đông vào mùa hè này, gồm việc nhắm mục tiêu của một tàu chở dầu ở Vịnh Oman hồi tháng 6 đã khiến giá dầu tăng  2%.

Trao đổi với CNBC, bà Croft cho hay thị trường dầu mỏ phần lớn đã bỏ qua các sự cố này. "Hiện tại, thị trường đang thực sự bỏ qua rủi ro chính trị khá nghiêm trọng tại khu vực sản xuất lớn nhất thế giới (Trung Đông) vì họ đặc biệt quan tâm đến vấn đề nhu cầu", bà nói.

Lyly Cao