Giá vàng có thể duy trì đà tăng trong tuần này?
14 nhà phân tích đã tham gia vào Cuộc khảo sát Vàng của Kitco News, với kết quả cho thấy sự cân bằng giữa lạc quan và bi quan về diễn biến giá vàng trong tuần này. 6 chuyên gia, tương đương 43%, dự đoán giá vàng sẽ tăng, trong khi 6 người khác cho rằng giá vàng sẽ giảm. Hai nhà phân tích còn lại, chiếm 14%, tin rằng giá vàng sẽ đi ngang.
Trong khi đó, 192 phiếu đã được bầu trong cuộc thăm dò trực tuyến của Kitco, với đa số nhà đầu tư cá nhân vẫn giữ quan điểm lạc quan, tuy nhiên tỷ lệ này thấp hơn so với tuần trước. 120 nhà giao dịch cá nhân, chiếm 62%, kỳ vọng giá vàng sẽ tăng vào tuần này, trong khi 38 người, tương đương 20%, dự đoán giá vàng sẽ giảm. 17% còn lại dự đoán giá sẽ ổn định.
Ông Darin Newsom, nhà phân tích thị trường cấp cao tại Barchart.com, cho rằng “Giá vàng sẽ tăng”. Ông cho rằng rằng khi một thị trường đã xác định được xu hướng thì sẽ vẫn tiếp tục bám đuổi xu hướng đó cho đến khi có tác động từ một lực bên ngoài. Những yếu tố tác động từ bên ngoài bao gồm hoạt động của nhà đầu tư, và với khả năng hỗn loạn toàn cầu sẽ gia tăng trong tháng tới. Tuy nhiên, các nhà đầu tư khó có khả năng thay đổi suy nghĩ về vàng như một thị trường trú ẩn an toàn.
Ông Ole Hansen, giám đốc chiến lược hàng hóa tại Saxo Bank, cho biết: “Tôi nghĩ giá sẽ giảm vì tâm lý FOMO (sợ bỏ lỡ cơ hội) trên thị trường đang cạn dần và và các nhà giao dịch chạy theo đuổi động lực bằng cách sử dụng các công cụ phái sinh. Trong ngắn hạn, nhu cầu vàng vật chất có thể giảm cho đến khi các nhà đầu tư thích nghi với mức giá cao hiện tại”
Ngoài ra, ông bổ sung thêm một lý do khác khiến đợt tăng giá có thể chững lại là ở Trung Quốc, nơi tầng lớp trung lưu giàu có đang mua vàng thay vì đầu tư vào thị trường chứng khoán (vốn đang gặp khó khăn) và bất động sản (giá nhà vẫn giảm). Tuy nhiên, sau các thông báo kích thích kinh tế, Chỉ số Hang Seng đã tăng 13%, trong khi Chỉ số CSI 300 của Thượng Hải tăng gần 17% trong tuần trước. Do thị trường vẫn còn phải xem xét liệu những biện pháp kích thích kinh tế này có tác động tích cực đến tâm lý người tiêu dùng và thị trường bất động sản hay không, từ đó làm giảm sự tập trung vào vàng như một kênh đầu tư an toàn.
Ông Adrian Day, Chủ tịch Adrian Day Asset Management, cho rằng giá vàng sẽ đi ngang trong tuần này. Việc chững lại của giá vàng sau một đợt tăng mạnh nhờ Fed giảm lãi suất là điều cần thiết.
Ông nói thêm: “Trong sáu đến 12 tháng tới, tôi không thể lạc quan hơn khi các nhà đầu tư phương Tây cuối cùng cũng bắt đầu mua vàng. Nhưng thị trường không thể tăng mãi được”.
Ông Marc Chandler, Giám đốc điều hành tại Bannockburn Global Forex, cho biết tin tức lớn trong tuần là những nỗ lực kích thích kinh tế của Trung Quốc. Ngay cả khi nhu cầu bán lẻ vàng của Trung Quốc đã giảm, nhu cầu từ Ấn Độ dường như vẫn mạnh.
“Về mặt kỹ thuật, các chỉ báo động lực đang bị kéo dài. Mặc dù những điều chỉnh tăng trưởng GDP/GDI và sự sụt giảm trong yêu cầu trợ cấp thất nghiệp hàng tuần đã làm giảm khả năng Fed cắt giảm thêm 50 điểm cơ bản vào tháng 11, nhưng các ngân hàng trung ương khác, bao gồm Canada và Thụy Điển, có thể đẩy nhanh việc cắt giảm lãi suất.”, ông nói.
Ông Kevin Grady, Chủ tịch Phoenix Futures and Options, cho biết ông không thấy bất kỳ lý do gì để lo lắng về việc giá vàng giảm vào cuối tuần trước.
“Vàng đã có một đợt tăng giá ấn tượng,” ông nói. “Có thể cả hai thị trường (chứng khoán và kim loại quý) sẽ cùng tăng trưởng. Đây là một môi trường thuận lợi cho cả hai. Sự điều chỉnh là điều bình thường và tích cực, vì không thể duy trì đà tăng liên tục. Tình hình lãi suất sẽ tiếp tục mang lại lợi nhuận cho cả kim loại và cổ phiếu.”
Tuy nhiên, ông Grady cho biết mặc dù kỳ vọng của thị trường có thể đang hướng tới việc Fed cắt giảm thêm 50 điểm cơ bản, ông không nghĩ điều đó sẽ xảy ra trong cuộc họp tới.
“Tôi không nghĩ cắt giảm thêm 50 điểm cơ bản là cần thiết ngay lúc này,” ông nói. “Họ đang nói rằng các chỉ số lạm phát đang đi đúng hướng, nhưng điều này là theo cách họ tính toán. Giá thực phẩm vẫn tăng 20%. Giá năng lượng đã giảm một chút, nhưng vẫn cao. Bảo hiểm, giá nhà ở, giáo dục, tất cả những thứ này vẫn đang gây áp lực lạm phát.”